Categories
sốt cao phát ban

Sốt Cao Phát Ban Ở Trẻ: Dùng Thuốc Hạ Sốt Sao Cho Đúng?

Sốt cao phát ban do bất kỳ nguyên nhân nào đều nên dùng thuốc hạ sốt để ngăn tình trạng sốt kéo dài ở trẻ. Dưới đây là những điều phụ huynh cần biết khi sử dụng thuốc hạ sốt dành cho trẻ.

Dùng thuốc hạ sốt an toàn

Sốt phát ban ở trẻ rất phổ biến, trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38,5 độ C nên dùng thuốc hạ sốt nhưng cũng cần phải có sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua về dùng vô tội vạ. 

Những điều cần nhớ khi dùng thuốc cho trẻ:

– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị sốt không nên tự ý mua các loại thuốc không kê đơn cho trẻ uống.

Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định bác sĩ

 – Chú ý dùng đúng loại, phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ. Tùy theo khả năng hấp thụ của trẻ mà bạn chọn mua thuốc hạ sốt dạng ống, dạng gói hay đặt hậu môn… 

– Dựa trên cân nặng của trẻ để canh đúng liều lượng chuẩn. Theo chỉ định là 10mg – 15mg/kg/lần, chỉ nên uống khi trẻ sốt cao.

– Không nên dùng thuốc hạ sốt quá liều, nếu trẻ còn sốt sau 4 tiếng kể từ khi uống thuốc thì cho trẻ uống thêm 1 liều nữa. Tổng liều không quá 60mg/kg/24 giờ.

– Trẻ sốt cao không hạ, không đáp ứng thuốc thì nên đưa trẻ đi khám ngay.

Tìm hiểu các loại thuốc hạ sốt

Thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả được dùng cho trẻ đó là Paracetamol (hoặc acetaminophen). Đây là loại thuốc được bác sĩ hay chỉ định dùng cho các trường hợp sốt thông thường.

Ibuprofen: công dụng mạnh hơn loại trên nhưng không được dùng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Loại thuốc này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cho trẻ nên sử dụng cần phải được theo dõi chặt chẽ. 

Cẩn trọng khi muốn dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Khi nào không nên dùng thuốc hạ sốt?

–  Với trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt.

–  Trẻ có vấn đề đường tiêu hóa như loét dạ dày hay sốt xuất huyết.

–  Cơ địa dị ứng với thành phần trong Ibuprofen, Aspirin…

–  Trẻ có tiền sử hen suyễn, co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, tim mạch, suy gan hoặc suy thận.

Một thắc mắc khá phổ biến của phụ huynh đó là có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa cho trẻ dễ uống? Thuốc hạ sốt hay bất kỳ loại thuốc nào đều có thể phản ứng với sữa, có thể làm mất công dụng hoặc bị biến chất, gây hại cho cơ thể do đó điều này là không nên.

Categories
có nên uống thuốc giảm đau

Đau Nhức Chân Tay Có Nên Uống Thuốc Giảm Đau?

Đau nhức chân tay dường như là điều phổ biến ở công sở, những người phải làm việc hàng giờ liền bên máy tính, ít vận động. Có nên uống thuốc giảm đau trong trường hợp này? 

Vì sao dân văn phòng dễ đau nhức chân tay?

Bị đau nhức xương khớp thường do 3 lý do chính:

– Ngồi quá lâu: Mỗi ngày dân văn phòng đều ngồi tại bàn làm việc từ 6-8 tiếng. Duy trì tư thế này lâu làm giảm tưới máu và dồn áp lực cơ thể lên các khớp xương. Đặc biệt là phần cột sống thắt lưng dẫn đến tổn thương, khiến khu vực này bị căng cơ, lâu dài gây thoái hóa đốt sống, thậm chí là thoát vị đĩa đệm. Chưa kể việc kê tay gõ bàn phím nhiều khiến đau nhức 2 bên bả vai, tư thế gõ phím không đúng cách cũng làm đau nhức ngón tay… 

Ngồi lâu khiến dân công sở đau nhức chân tay

– Ngồi sai tư thế: Những thói quen xấu như cúi khom lưng, ngồi lệch, vắt chéo chân, gục trên bàn… gây đau nhức bả vai phải, đau mỏi vai gáy, đau nhức bắp chân… Cơn đau có thể lan sang các vùng như mông hay đùi – dấu hiệu của viêm khớp vùng chậu.

– Ít vận động: Trong cả ngày làm việc nhiều người ít đứng dậy đi lại hay vận động giãn gân cốt, chưa kể không ít người có thói quen nằm ườn xem tivi ở nhà, cầm điện thoại quá lâu, ăn uống kém dinh dưỡng… bắt đầu cho quá trình bị viêm khớp, thoái hóa khớp.

Làm gì khi đau nhức chân tay?

Uống thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời dịu đi khi những cơn đau nhức khiến bạn khó chịu, không ngủ được. Để cải thiện tình trạng này, điều quan trọng là cần chăm sóc xương khớp, nghỉ ngơi đúng lúc.

 Tư thế ngồi đúng giảm đau xương khớp

Điều đầu tiên đó là thay đổi tư thế làm việc. Để các khớp không phải chịu căng thẳng khi ngồi lâu, trước tiên bạn cần ngồi đúng tư thế để cơ thể được thả lỏng tự nhiên, đồng thời cân bằng nội môi, hạn chế đau nhức. 

Thế nào là tư thế ngồi khoa học?

– Bàn chân để tự nhiên, áp sát mặt sàn.

– Đầu gối và hông giữ thẳng ở góc 90-100 độ.

– Không cúi khom hay nghiêng đầu và cổ, luôn hướng mặt về phía trước đối diện màn hình và chú ý vai thả lỏng, không rướn người hay chống cằm, lệch vai.

– Giữ cho cổ tay luôn thẳng và song song với khuỷu tay.

– Ngồi cách màn hình máy tính khoảng 50-66 cm, điều này cũng giúp bảo vệ mắt, tránh đau đầu.

Categories
uống thuốc giảm đau

Bà Bầu Uống Thuốc Giảm Đau: Nên Hay Không?

Phụ nữ mang thai đều trải qua những cơn đau nhức, có thể là đau đầu hay đau lưng… Trong trường hợp này, việc uống thuốc giảm đau có ảnh hưởng gì hay không?

Những cơn đau trong thai kỳ

Quá trình mang thai ghi nhận nhiều sự thay đổi của hoóc-môn trong cơ thể phụ nữ cùng với sự phát triển về kích thước của thai nhi. Do đó bà bầu luôn đối mặt với nhiều con đau nhức khắp cơ thể. Có những cơn đau đầu 3 tháng cuối thai kỳ khiến mẹ phải dùng đến các biện pháp giảm đau khác nhau.

Những chứng đau nhức tiêu biểu đó là:

Đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn hay đau nửa đầu: nguyên nhân do sự co giãn mạch máu, thay đổi hóc môn trong thời kỳ nghén.

Đau đầu do thay đổi hoocmon ở bà bầu

– Đau lưng: sự phát triển của thai nhi gây áp lực đè lên cột sống.

– Đau thắt lưng do sự giãn nở của dây chằng khu vực khung xương chậu, dấu hiệu sẵn sàng cho cuộc vượt cạn đang đến gần.

– Đau chân do tăng cân thai kỳ (chủ yếu do sự lớn lên của thai nhi) làm cho các dây thần kinh, cơ, dây chằng kéo căng chống đỡ thêm trọng lượng.

Có nên dùng thuốc?

Theo bác sĩ, bà bầu nên hạn chế dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm. Nguyên nhân là khi vào cơ thể mẹ, thuốc làm thay đổi đến kích thước mạch máu cuống rốn, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho thai nhi. Ngoài ra thuốc còn có thể gây ức chế mạch máu chính, từ đó làm cản trở quá trình vận chuyển dưỡng chất đến thai nhi.

Phần lớn những cơn đau nhức ở bà bầu thường xuất phát từ dây thần kinh, dây chằng và xương chứ không phải do nhiễm virus hay vi khuẩn cho nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt có thể không mang lại hiệu quả.

Việc dùng thuốc giảm đau tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Opioids là một dạng trong nhóm thuốc giảm đau, có thành phần là tramadol, morphine và codeine. Theo thông tin từ Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), tramadol không nên dùng cho phụ nữ đang mang thai do có thể gây ra những tác dụng phụ lên phôi thai hay ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Giải pháp cho mẹ bầu

Để giảm cơn đau trong thai kỳ, mẹ bầu nên tập trung nghỉ ngơi, thư giãn, không làm việc quá sức. Bên cạnh đó uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng, sắt tránh thiếu máu. Các bài tập vận động nhẹ nhàng, mát xa dành riêng cho bà bầu có thể làm dịu cơn đau an toàn, hiệu quả.

Categories
uống thuốc giảm đau nhiều có hại không

Uống Thuốc Giảm Đau Nhiều Có Hại Không & Những Ảnh Hưởng Của Thuốc

Thuốc giảm đau trở thành vật bất ly thân của không ít người mỗi khi cơ thể có những cơn đau nhức khó chịu. Dù được đánh giá lành tính, dễ sử dụng thế nhưng uống thuốc giảm đau nhiều có hại không? Cùng tìm hiểu về những tác động của thuốc trong bài viết dưới đây.

Xuất huyết tiêu hóa

Thường xuyên uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) làm tổn hại đến các màng nhầy trong dạ dày và đường ruột từ đó gây nên viêm loét, xuất huyết. Hệ quả của việc này đó là người uống sẽ bị ói mửa, sụt cân, nghiêm trọng hơn cần phải phẫu thuật.

Lạm dụng thuốc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Dễ gây nghiện

Trong trường hợp người bệnh bị mắc cơn đau kéo dài như đau nhức lưng, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau hạng nặng như hydrocodone. Tuy nhiên việc sử dụng thường xuyên sẽ gây nghiện, nảy sinh ra tâm lý phụ thuộc thuốc. Tại Mỹ, theo số liệu của Cơ quan Quản lý lạm dụng chất nghiện và sức khỏe tâm thần, có khoảng 6 triệu người bị nghiện loại thuốc giảm đau trên.

Tăng huyết áp

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết, phụ nữ mua thuốc giảm đau không chứa aspirin sẽ làm tăng khả năng cao huyết áp lên 2 lần so với người bình thường. 

Loãng xương

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học gần đây cho thấy những người trên 60 tuổi dùng nhiều thuốc giảm đau nhóm opioids có nguy cơ cao gãy xương, đặc biệt là khi dùng với liều lượng trên 50mg mỗi lần uống.

Sử dụng thuốc nào cũng cần tuân thủ chỉ định bác sĩ

Ảnh hưởng chức năng gan

Các loại thuốc như paracetamol nếu sử dụng không đúng cách có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Uống thuốc giảm đau lưng nhưng lại gây hại cho gan, biểu hiện như chán ăn, buồn nôn cần phải chữa trị kịp thời nếu không rất dễ dẫn đến suy gan hay thậm chí tử vong. Do đó để tránh tác hại của thuốc người bệnh chỉ nên dùng đúng liều lượng được chỉ định và không nên dùng thuốc tùy tiện, chỉ nên uống trong những trường hợp thật sự cần thiết.  

Tổn hại thận

Uống nhiều thuốc giảm đau paracetamol và ibuprofen quá liều lượng sẽ làm tổn thương đến bộ phận này, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh liên quan đến thận. 

Lời khuyên chung cho những người sử dụng thuốc giảm đau: Chỉ nên dùng trong những trường hợp các cơn đau quá mức chịu đựng cho phép và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường. Khi sử dụng cần tuân thủ theo liều lượng quy định của nhà sản xuất (thuốc không kê đơn) hoặc phải có sự chỉ định của bác sĩ (thuốc kê đơn).