Categories
bé sốt cao 39 40 độ

Bé Sốt Cao 39 40 Độ: Cảnh Giác Mùa Dịch Bệnh Cuối Năm

Cuối năm, mưa nhiều, nền nhiệt giảm là lúc nhiều dịch bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết tăng mạnh. Các bệnh này có điểm chung là có thể khiến bé sốt cao 39 40 độ, nhưng ban đầu rất khó phân biệt để điều trị đúng cách.

Vì sao dịch bệnh nhiều vào cuối năm?

Đặc trưng của thời tiết mùa thu đông đó là xuất hiện những cơn mưa giông làm độ ẩm tăng cao, cộng thêm nhiệt độ thấp, nền nhiệt độ thấp làm virus sinh tồn lâu hơn trong môi trường tự nhiên.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa nhất. Ngoài dịch Covid-19, những căn bệnh thường xuất hiện vào mùa cuối năm đó là sốt xuất huyết, các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella…

Đặc điểm chung của những bệnh này đó là sốt. Nếu chủ quan không điều trị dứt điểm, trẻ có thể sốt cao không hạ, mất nước và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chưa kể có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh hoặc chẩn đoán sai bệnh khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Mùa dịch bệnh làm trẻ dễ mắc nhiều loại sốt cùng lúc
Mùa dịch bệnh làm trẻ dễ mắc nhiều loại sốt cùng lúc

Khi mắc một bệnh bất kỳ do virus tấn công, hệ miễn dịch vì nhiễm bệnh đang yếu và đó là thời điểm các loại virus khác tấn công cùng lúc. Có không ít trường hợp trê vừa bị sốt cao mất vị giác do nhiễm Covid-19 vừa bị sốt xuất huyết nổi ban đỏ. Lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách

Nhận biết bệnh sốt xuất huyết đó là trẻ sốt 39 – 40 độ C trong 2 ngày đầu, ở ngày thứ 3 bắt đầu biểu hiện xuất huyết ở da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Nặng hơn là xuất huyết trong nội tạng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi mới bắt đầu sốt cao, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm để kiểm soát cơn sốt rồi đưa trẻ đi khám.

Ngoài các biện pháp 5K phòng Covid-19, để bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết, bố mẹ sử dụng các loại nhang, bình xịt chống muỗi trong nhà, mặc áo quần dài tay cho trẻ, ngủ mùng nhất là ở khu vực có nhiều muỗi. Các vật dụng chứa nước nên thả cá để diệt lăng quăng. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, nôn, mắt đỏ… cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.