Categories
đau đầu hay quên

Vì Sao Bạn Bị Đau Đầu Hay Quên?

Đau đầu hay quên có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy đa phần không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng ít nhiều cũng gây sự phiền toái và ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu trong bài viết dưới đây.

Nhận biết dấu hiệu đau đầu

Đau đầu hoa mắt chóng mặt buồn nôn được xem là triệu chứng của rối loạn tiền đình, rối loạn tuần hoàn não, đau đầu vận mạch, đau nửa đầu… 

Vì sao bạn bị đau đầu? Điều này xuất phát từ sự co thắt của mạch máu vùng sọ não lẫn vùng đầu. Nhịp co thắt mạch máu não bất thường khiến bạn cảm thấy cơn đau nhói lên theo từng nhịp kèm theo chóng mặt, nặng hơn là cảm thấy buồn nôn, ù tai, nhức mắt… Không những thế khi lượng máu bơm lên não chưa kịp sẽ gây suy giảm khả năng tập trung khiến người bệnh hay quên. Khả năng chú ý giảm, từ đó khó có thể nhớ các thông tin mới.

Đau đầu khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung
Đau đầu khiến người bệnh khó chịu, mất tập trung

“Thủ phạm” gây đau đầu

Ăn uống một số loại thực phẩm có thể khiến bạn bị đau đầu. Bạn có biết uống bia rượu, cà phê, ăn ngọt đau đầu? Đồ ngọt có thể khiến lượng đường huyết tăng lên và hạ xuống đột ngột làm bạn cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.

Ăn nhiều đồ ngọt gây nhức đầu
Ăn nhiều đồ ngọt gây nhức đầu

Chị em có nội tiết tố mất cân bằng dễ gặp chứng đau đầu quanh vùng trán. Các nghiên cứu cho thấy sự khi nồng độ estrogen bị thay đổi (tăng hoặc giảm) sẽ kéo theo cảm giác đau đầu. Nhiều phụ nữ cho biết họ hay gặp các cơn đau đầu trước hay trong thời kỳ kinh nguyệt. Bà bầu cũng thường bị đau đầu trong thời kỳ mang thai, nhất là 3 tháng cuối.

Stress kéo dài. Những người hay bị căng thẳng, lo âu, ít nghỉ ngơi, mất ngủ rất dễ bị đau đầu. 

Các yếu tố môi trường xung quanh cũng rất dễ làm bạn bị đau đầu căng cơ. Ví dụ như khi ngồi trước nguồn sáng mặt trời chiếu quá mạnh, tiết trời oi bức, âm thanh ồn ào, mùi hương quá nồng đến mức khó chịu… khiến bạn thấy đau đầu, chóng mặt.

Ngủ không đủ giấc, không đúng giờ cũng làm bạn bị đau đầu và uể oải. Nhất là khi với những ai thức khuya liên tục, không chỉ cảm thấy nhức đầu mà còn mệt mỏi, mất tập trung, hay quên… Những người sinh hoạt không có giờ giấc cố định, sáng ngủ tối thức, lệch nhịp sinh học thì cơ thể bạn sẽ biểu tình bằng các chứng đau nửa đầu, hay quên.

Categories
đau đầu hay quên

Đau Đầu Hay Quên: Biểu Hiện Của Sự Căng Thẳng, Làm Việc Quá Sức

Nếu như trước đây, trong đời sống hằng ngày bệnh đau đầu hay quên chỉ thường gặp ở những người cao tuổi, thì nay bệnh xuất hiện rất nhiều và phổ biến hơn ở người trẻ tuổi. Theo các chuyên gia thần kinh, bệnh hay quên hoặc còn được gọi là đãng trí sẽ gây ra sự suy giảm não bộ nếu lặp lại thường xuyên trong thời gian dài. Thông qua bài viết bên dưới chúng ta sẽ tìm hiểu về các phòng tránh căn bệnh này nhé.

Đau đầu hay quên để phủ rộng trong thế hệ trẻ ở mức đáng báo động
Đau đầu hay quên để phủ rộng trong thế hệ trẻ ở mức đáng báo động

Mức độ nguy hiểm của bệnh đãng trí

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người trẻ mắc chứng hay quên, còn được biết đến là các hiện tượng não bộ vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ, gây suy giảm chức năng ghi nhớ dữ liệu cần thiết. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 85% tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi dưới 50 đang trải qua nhiều tình huống dở khóc dở cười vì chứng bệnh trí nhớ kém đang mắc phải. Sự bùng nổ hội chứng suy giảm trí nhớ ở những người trẻ tuổi xuất phát chủ yếu từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống ngày. Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau đầu quanh vùng trán, đau đầu ở thái dương, … trong một khoảng thời gian nhất định. 

Áp lực từ nhiều phía khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, stress
Áp lực từ nhiều phía khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, stress

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ

Người trẻ luôn phải gồng gánh nhiều áp lực từ gia đình, con cái, công việc và các mối quan hệ xung quanh, và đây một trong các nguyên nhân chính hàng đầu gây ra tình trạng này. Ăn ngọt đau đầu là câu chuyện không mấy xa lạ với nhiều người trẻ. Song song đó, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nạp quá nhiều lượng đường hóa học vào cơ thể, … cũng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, cơ thể dần trở nên thụ động hơn, không còn đủ tập trung vào công việc. 

Nhằm hạn chế tối đa những di chứng về già thì những người trẻ như chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đau đầu hay quên ngay từ sớm. Quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh một thói quen sống lành mạnh hơn. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày 8 tiếng, việc này giúp não bộ được thư giãn và loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, stress. Hạn chế sử dụng mạng xã hội để ngăn cơ thể tiếp thu những suy nghĩ không tích cực từ đây.