Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Tác Nhân Nào Gây Ra Tình Trạng Này?

Sốt cao và nôn ở trẻ em được biết đến là một loại bệnh lý cấp tính. Các bậc phụ huynh nên cần theo dõi giám sát chặt chẽ tình trạng bệnh của bé để nhanh chóng sơ cứu hoặc cấp cứu kịp thời. Và giờ hãy cùng tìm hiểu thêm nhiều điều khác của bệnh này, qua bài viết bên dưới bạn nhé.

Cập nhật nhiệt độ thường xuyên để xác định đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh

Tác nhân gây bệnh là gì ?

Ngày nay, rất dễ bắt gặp tình trạng sốt cao nôn ở trẻ em khi thời tiết đang dần chuyển mùa. Đây được xem là giai đoạn nhạy cảm, dễ bị vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây ra sốt cao 39 5 độ ở trẻ em. Ngoài tình trạng bệnh đó, một số bé khác có hệ miễn dịch yếu hơn sẽ bị tình trạng sốc phản vệ, hoặc trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, … 

Trên thực tế có nhiều nguyên nhân gây sốt và nôn ó, chúng phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ để xác định đúng. Với các em bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, phần lớn sẽ đến từ bệnh trào ngược dạ dày, thực quản và một số bệnh lý hay gặp khác. Còn các trẻ trong độ tuổi lớn hơn khi bị bệnh có thể sẽ do ngộ độc thực phẩm, viêm nhiễm trùng đường hô hấp, … Rất khó để chẩn đoán tại nhà với nhóm trẻ này, vì vậy nên đưa trẻ thăm khám sớm trước khi bệnh có những chuyển biến nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ nhỏ.

Thăm khám và kết hợp sử dụng thuốc đúng cách là cách hiệu quả để điều trị bệnh

Vậy sốt nên ăn gì là câu hỏi thường thấy ? Khi thấy trẻ sốt, kèm nôn ói cần nên hạn chế cho bé ăn. Thay vào đó là nên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ, hạn chế tình trạng mất nước gây sốt cao. Khi sức khỏe cũng như tình trạng sốt nôn ói không còn quá nặng nề, chúng ta mới nên cho bé sử dụng thức ăn. Các thực phẩm cần ở thể trạng lỏng, dễ nuốt dễ tiêu hóa giúp cơ thể bé dần dần thích nghi với chúng. Không nên sử dụng các loại thức ăn gây nặng bụng hoặc khó tiêu hóa để giảm bớt trường hợp bệnh bị tái đi tái lại nhiều lần, khó điều trị dứt điểm và gây nhiều hao mòn cho sức khỏe, hệ miễn dịch trẻ về lâu dài.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Coi Chừng Nhiễm Khuẩn Đường Ruột

Sốt cao và nôn ở trẻ em là biểu hiện thường gặp của nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu không được xử lý đúng cách, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.

1/ Vì sao trẻ bị nhiễm khuẩn?

Khi bị các virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, sẽ có biểu hiện như sốt cao nôn ở trẻ em, đi ngoài nhiều, phân có chứa chất nhầy… Các triệu chứng xuất hiện từ 2 đến 5 ngày. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ: 

  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Ăn thực phẩm thiếu vệ sinh, bị nhiễm khuẩn. 
  • Ăn thực phẩm tái, ôi thiu, nguội không được làm nóng. 
  • Nhiễm khuẩn do sống tại nơi có dịch tiêu chảy cấp.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
Ăn thức ăn nhiễm khuẩn khiến trẻ bị sốt và nôn
Ăn thức ăn nhiễm khuẩn khiến trẻ bị sốt và nôn

Để nhận biết trẻ có bị nhiễm khuẩn đường ruột hay không, bố mẹ cần chú ý các đặc điểm như sau:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội, quấy khóc liên tục.
  • Số cao, có thể trẻ sốt cao trên 40 độ.
  • Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, trong phân có chất nhầy.
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn.
  • Da trẻ tái xanh, thiếu nước. 

2/ Xử lý thế nào?

Tùy theo biểu hiện bên ngoài của trẻ mà chọn cách chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày bằng cách:

Trẻ sốt cao ăn vào nôn ra kèm đi ngoài sẽ mất đi lượng nước đáng kể. Bạn nên tăng cường cho trẻ uống nước và bù điện giải. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, nên tăng số cữ bú hơn bình thường. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp đường ruột của trẻ có nhiều lợi khuẩn, tăng cường đề kháng chống lại nhiễm trùng. Trẻ trên 6 tháng đang trong quá trình ăn dặm, có thể uống sinh tố hay nước trái cây giàu kali như chuối, cam, nước dừa…

Cho trẻ uống nhiều nước bù điện giải
Cho trẻ uống nhiều nước bù điện giải

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ bữa. Không nên ăn quá no phòng trường hợp trẻ nôn trớ đầy bụng khó tiêu. Bạn nên nấu cho trẻ những món dễ ăn như cháo, súp…

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng, có biểu hiện như sốt cao không hạ, phẫn lẫn máu máu, tiêu chảy nhiều ngày với tần suất 5 – 6 lần/ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Không nên tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc gì, nhất là thuốc đau bụng hoặc kháng sinh, vì có tác dụng phụ với trẻ nhỏ.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Những Điều Cần Lưu Ý

Sốt cao và nôn ở trẻ em phải được chú ý chăm sóc như thế nào để trẻ nhanh hồi phục? Dưới đây là một số nguyên tắc và lời khuyên dành cho bố mẹ khi trẻ bị sốt và nôn.

1/ Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt và nôn

Sốt là một phản ứng của cơ thể, không phải là bệnh lý. Sốt do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là sốt xuất huyết, cúm A, sởi, bệnh tay chân miệng… Thường đi kèm các triệu chứng khác như sốt cao nôn ở trẻ em, mệt mỏi, chán ăn… 

Không nên hạn chế ăn uống mà hãy ưu tiên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh. Thức ăn nhiều dầu mỡ làm trẻ dễ bị đầy bụng và khó tiêu. Khi trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, nên cho trẻ ăn ít lại và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa

Bù nước là việc rất cần thiết khi trẻ bị sốt. Trẻ dưới 5 tuổi nên uống từ 500-1.500 ml/ngày, còn trẻ từ 5 tuổi trở lên nên uống 2.000-2.500 ml/ngày. Với trẻ sơ sinh nên tăng cữ bú lên hơn bình thường. 

Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm sẫm màu như canh củ dền, nước coca, bánh quy đen, dưa hấu…để phụ huynh dễ dàng theo dõi, nhận biết liệu trẻ có bị chảy máu dạ dày hay đi ngoài lẫn máu hay không (trong trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết). Trẻ sốt cao 40 độ sẽ có nguy cơ co giật, do đó không nên tự ý điều trị tại nhà mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.

2/ Trẻ bị sốt nên ăn gì?

Cháo loãng

Cháo vừa là món dễ nấu lại dễ ăn cho các bé khi bị sốt. Mẹ có thể bỏ nhiều nguyên liệu, gia vị khác nhau để nấu chung với cháo. Cháo thịt bằm, rau củ, gà, đậu xanh, tía tô… chứa nhiều dinh dưỡng lại giúp trẻ hạ sốt, dễ tiêu, tăng cường sức đề kháng. 

Trẻ bị sốt và nôn cần hấp thu đủ dinh dưỡng
Trẻ bị sốt và nôn cần hấp thu đủ dinh dưỡng

Rau xanh

Tăng cường bổ sung rau xanh cho trẻ như rau muống, rau cải, rau mồng tơi, rau ngót. Rau xanh chứa vitamin và khoáng chất, bổ sung chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trẻ hạn chế đi ngoài nhiều, hạ sốt nhanh.

Nước dừa

Nước dừa tươi giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ, bù nước, điện giải và có nhiều khoáng chất giúp tăng đề kháng.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Bệnh Sốt Rét

Sốt cao và nôn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có sốt rét. Nếu trẻ nhà bạn bị sốt rét, cần phải làm gì để xử lý sao cho an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sốt rét và cách điều trị cho trẻ.

1/ Vì sao trẻ bị sốt rét?

Sốt là phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường của cơ thể. Cụ thể, khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể là vùng dưới đồi não. Thân nhiệt trẻ tăng cao, khi đó vùng dưới đồi sẽ theo đó kích hoạt ‘”cơ chế” làm mát thông qua tăng tiết mồ hôi, lưu lượng máu đến da. Tuy nhiên khi hoạt động làm mát này diễn ra liên tục,làm chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong cơ thể và bên ngoài, trẻ sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run. Đó gọi là hiện tượng sốt rét.

Các biểu hiện đặc trưng của sốt rét đó là trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, thường xuyên thấy ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi toàn thân, cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng tái phát sau 48-72 giờ, tùy theo thể trạng của từng trẻ.

Trẻ bị sốt kèm theo nôn nhiều
Trẻ bị sốt kèm theo nôn nhiều

2/ Điều trị ra sao?

Bố mẹ không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới ngưỡng 38,5 độ C. Chỉ cần cởi bớt quần áo, tăng cường cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ. Sốt cao nôn ở trẻ em có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn, để tránh tình trạng trẻ nôn tiếp sau khi uống thuốc.

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, nguyên tắc quan trọng bố mẹ và người nhà nên nhớ đó là không đắp chăn, không đóng kín cửa. Ngược lại, cần mở cửa, bật quạt cho thông thoáng trong phòng, để không khí được lưu thông. Làm như vậy sẽ giúp trẻ không còn cảm giác rét run, ớn lạnh nữa.

Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên
Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên

Một cách hạ sốt phổ biến mà bố mẹ hay dùng đó là chườm túi lạnh, dán miếng hạ sốt cho bé. Cách làm này chỉ hạ sốt nhanh 1 giờ đầu, sau đó trẻ sẽ nhanh chóng bị sốt trở lại. Tốt nhất mẹ lấy khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, tập trung ở trán, 2 bên nách, bẹn, 2-3 phút thay khăn 1 lần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý trong trường hợp trẻ sốt cao 40 độ liên tiếp 2 ngày không hạ, mất ý thức, khó thở, bị đau dữ dội một vùng nào đó trên cơ thể, nôn mửa nhiều… cần được đưa đến gặp bác sĩ nhanh chóng.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Tìm Hiểu Về Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em

Sốt cao và nôn ở trẻ em nếu không được tìm hiểu trước, bố mẹ rất dễ bối rối không biết cách xử lý nếu trẻ mắc phải. Nguyên nhân sốt và nôn ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

1/ Nguyên nhân

Phụ thuộc vào độ tuổi mà nguyên nhân gây sốt cao nôn ở trẻ em khác nhau.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi

Bố mẹ khó phân biệt hiện tượng nôn ói là do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý khác, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Một số bệnh gây nôn ói nguy hiểm cho trẻ: tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột…  Khi thấy trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng trong cơ thể.

Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến là viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Trẻ sẽ nôn ói đột ngột trong vòng 24 đến 48 giờ thì hết. Một số biểu hiện khác có thể gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hay đau bụng. Tình trạng này là do trẻ đã ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc ngậm tay, các đồ vật không được vệ sinh.

Khi trẻ ăn các thực phẩm để qua ngày, ôi thiu hoặc quá hạn, thức ăn không chín kỹ… là nơi vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc… sinh sôi phát triển. Nguyên nhân này gọi là ngộ độc thực phẩm.

Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột
Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ nôn và sốt là: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy…

2/ Có nên cho trẻ uống thuốc?

Nôn ói là biểu hiện của cơ thể nhằm loại bỏ các chất có hại. Bố mẹ nên nhớ không dùng các phương pháp kích thích gây nôn cho trẻ như dùng thuốc, uống nước muối, hay thậm chí móc họng để nôn rất dễ gây biến chứng.

Trong trường hợp trẻ sốt cao 40 độ, không nên tiếp tục dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà nữa mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng vì mức nhiệt này rất dễ làm trẻ bị co giật.

Trong một số trường hợp các loại thuốc chống nôn có thể được chỉ định nhằm giảm nguy cơ mất nước ở trẻ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bố mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em – Những Điều Cần Biết

Sốt cao và nôn ở trẻ em cần được theo dõi sát sao và xử lý kịp thời. Dưới đây là những thông tin giúp bố mẹ hiểu hơn về hiện tượng này và cách xử lý phù hợp.

1/ Hiện tượng nôn và sốt ở trẻ

Tùy vào độ tuổi và hiện tượng trẻ sốt cao ăn vào nôn ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi (còn bú mẹ), nguyên nhân nôn ói có thể là do bị tắc dạ dày (hẹp môn vị) hoặc tắc ruột. Trường hợp khác là nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Nếu trẻ sốt từ 38 độ C trở lên kèm nôn ói, nên đưa đi khám tại cơ sở y tế.

Ở trẻ lớn hơn, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày – ruột, thường do siêu vi trùng gây ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân khác có thể do ăn thức ăn được chế biến sẵn, hoặc bảo quản không đúng cách nhưng ít hơn.

Nhiễm khuẩn ở dạ dày khiến trẻ bị nôn, sốt
Trẻ bị nôn, sốt do nhiễm khuẩn

Sốt cao nôn ở trẻ em do viêm dạ dày – ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh trong 24 giờ. Những dấu hiệu khác có thể xảy ra: tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng. Ngoài ra trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột cũng khiến trẻ hay bị nôn.

2/ Điều bố mẹ nên làm

Đầu tiên khi thấy trẻ bị nôn, bố mẹ nên theo theo dõi tình trạng mất nước ở bé. Các dấu hiệu nhẹ là: môi khô, khát nước. Lúc này có thể cho trẻ uống nước bù. Trẻ có dấu hiệu mất nước trung bình hoặc nặng đó là tiểu ít, khóc không ra nước mắt, miệng khô, mắt trũng thì cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng.

Bổ sung sữa hoặc nước cho trẻ khi bị nôn
Trẻ bị nôn cần được theo dõi tình trạng mất nước

Nếu trẻ đang bú mẹ mà bị nôn ói, cũng cần tiếp tục cho bú trừ khi có bệnh lý mà nhân viên y tế khuyên không cho bú. Mẹ hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần từng ít một, ví dụ, cách 30 phút cho con bú một lần, mỗi lần 5 – 10 phút. Nếu tình trạng nôn ói giảm sau 2 – 3 giờ, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú lại như bình thường. Nếu trẻ nôn ói nặng hơn sau 24 giờ hãy đưa trẻ đi khám.

Khi cho trẻ uống thêm nước, bố mẹ nên tránh uống nước có quá nhiều đường, hay ăn thức ăn có nhiều mỡ sẽ khó hấp thu.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì?

Sốt cao và nôn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Mời bố mẹ cùng theo dõi thông tin dưới đây.

1/ Đặc điểm của bệnh cảm lạnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc cảm lạnh nhất, do sức đề kháng còn non nớt. Đặc biệt là khi thời tiết lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm là thời điểm trẻ dễ mắc cảm lạnh nhất.

Ngoài biểu hiện sốt cao nôn ở trẻ em, cảm lạnh còn có các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi.
  • Hắt hơi.
  • Mệt mỏi, quấy khóc.
  • Ho.

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể khỏi trong 7-10 ngày. Thế nhưng nếu tình trạng nôn nhiều, kéo dài khiến trẻ không thể ăn uống, các triệu chứng sẽ nặng hơn và lâu khỏi.

Sốt và nôn là biểu hiện của bệnh cảm lạnh ở trẻ
Trẻ bị cảm thường bị sốt và nôn 

2/ Vì sao trẻ sốt cao và nôn?

Trẻ sốt cao ăn vào nôn ra có thể là do các nguyên nhân sau:

Ho nhiều làm các cơ vùng bụng và ngực của trẻ bị co thắt lại, tăng áp lực lên ổ bụng, ép vào thành dạ dày, làm trẻ dễ bị nôn nhất là sau khi ăn no xong.

Trẻ nuốt nhiều đờm và nước mũi. Nhất là với trẻ dưới 2 tuổi không biết xì mũi hay khạc đờm, hay có thói quen nuốt tất cả dịch mũi họng vào. Việc này khiến dạ dày căng và đầy hơi khiến trẻ dễ bị nôn.

Nôn nhiều khiến trẻ chán ăn
Trẻ sốt cao nôn nhiều gặp khó khăn trong ăn uống

Trẻ quấy khóc nhiều.

Bố mẹ bắt ép trẻ ăn quá mức để nhanh khỏi bệnh cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn.

Lưu ý nếu trẻ có biểu hiện dưới đây cần được đưa đi bệnh viện ngay:

  • Nôn dữ dội.
  • Tần suất nôn thường xuyên và liên tục.
  • Nôn ra mật, máu hoặc đi ngoài lẫn máu trong phân.
  • Không ăn uống hay bú mẹ được.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô.
  • Trẻ co giật, nằm ngủ li bì khó đánh thức, thở nhanh…

Đây là những biểu hiện cho thấy bệnh tình đang diễn biến nặng hơn, bạn không nên tiếp tục điều trị tại nhà cho trẻ.