Khi bắt đầu vào độ tuổi mọc răng, bé sẽ có nhiều biểu hiện đặc trưng trong đó có cả sốt. Vậy trẻ mọc răng sốt bao lâu thì khỏi? Các giai đoạn mọc răng diễn ra như thế nào?
Các giai đoạn mọc răng và đặc điểm
Để nhận biết dấu hiệu sốt mọc răng, trước tiên bạn cần nắm được khi nào trẻ bắt đầu vào giai đoạn mọc răng. Đa phần trẻ mọc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Những triệu chứng đi kèm sau đó bao gồm khó chịu, biếng ăn đột ngột. Trong những tháng tiếp theo, các răng sữa bắt đầu lộ diện nhiều hơn từ tháng tuổi thứ 9 đến tháng thứ 13.
Sốt mọc răng như thế nào? Đây là hiện tượng hay xảy ra trong giai đoạn mọc răng ở bé. Nếu thấy bé sốt nhẹ và kiểm tra nướu bị sưng đỏ, có răng nhú lên chứng tỏ bé đang bị sốt do mọc răng.
Ngoài việc sốt và biếng ăn, trẻ còn hay bị chảy nước dãi, nướu sưng đỏ, hay mút ngón tay và quấy khóc thì rất có thể trẻ đang mọc răng sữa.
Cách chữa sốt cho trẻ mọc răng là gì? Thường sốt mọc răng là do nhiễm trùng nhẹ vùng nướu, sốt không quá cao và cũng không kéo dài. Do đó bố mẹ nên tích cực bù nước cho bé, lau sơ người bằng nước ấm để bé hạ thân nhiệt.
Tuy nhiên một vấn đề khác khi trẻ mọc răng đó là biếng ăn, khó chịu khi ăn. Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc hạ sốt cho bé. Do đó bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sức đề kháng của bé được tăng cường. Để hạ sốt cho trẻ mọc răng, bố mẹ cần cho bé mặc quần áo mỏng, chườm khăn ấm và để bé nghỉ ngơi. Có thể dùng thêm oresol để bù nước.
Dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng rất quan trọng. Nhưng nếu bé biếng ăn thì bạn cũng không nên quá lo lắng, vì trẻ dưới 1 tuổi nguồn thức ăn chính vẫn là sữa. Trẻ đang trong quá trình ăn dặm nhưng không chịu ăn do đau nhức nướu, bạn có thể cho bé uống sữa bù lại. Bổ sung thêm các bữa phụ là những thực phẩm kích thích vị giác của trẻ và dễ ăn như khoai tây nghiền, bánh pudding… đồng thời cho bé hấp thu đủ chất.