Categories
sau sốt xuất huyết

Ngứa Sau Sốt Xuất Huyết Và Cách Xử Lý

Sau sốt xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng ngứa, nổi mẩn dưới da. Nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào, thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1/ Vì sao bị ngứa sau sốt?

Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: sốt cao đột ngột – xuất huyết – hồi phục. Những cơn ngứa có thể xuất hiện trong hoặc sau khi bị sốt xuất huyết. Không phải ai cũng bị ngứa giống nhau. Có người bị nhẹ, nhưng lại có người cảm thấy ngứa rát khó chịu đến mất ngủ. Vậy tình trạng ngứa này có nguy hiểm hay không?

Khi bị sốt xuất huyết Dengue, ngứa là triệu chứng thường gặp do virus gây ra. Điều này cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục thời gian bị bệnh. Lúc này cơ thể người bệnh đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, dẫn đến cảm giác ngứa, mẩn đỏ trên da.

Ngứa thường xuất hiện sau sốt xuất huyết
Ngứa là hiện tượng thường gặp sau sốt xuất huyết


2/ Xử lý thế nào?

Tình trạng sau sốt bị nổi mẩn đỏ sẽ tự hết sau 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, chừng 1 tuần, hoặc có thể lên đến vài tuần tùy tốc độ phục hồi của cơ thể.

Một số biện pháp có thể áp dụng lúc này, đó là:

Bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng hỗ trợ quá trình hồi phục cơ thể.

Ăn uống đầy đủ chất, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng như đồ biển, thịt thú rừng…

Có thể ngâm tay chân trong nước ấm pha thêm muối hoặc nước cốt chanh làm dịu cơn ngứa.

Sử dụng lô hội (nha đam) có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, làm dịu và phục hồi da bị mẩn đỏ.

Làm dịu da giảm ngứa bằng nha đam
Nha đam có tác dụng dịu da giảm ngứa

Nếu muốn sử dụng thuốc giảm ngứa cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, sau khi bị sốt xuất huyết, ngoài việc hạ sốt thì người bệnh cũng cần đi kiểm tra xét nghiệm máu và đánh giá mức độ giảm tiểu cầu, men gan để đảm bảo an toàn.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì?

Sốt cao và nôn ở trẻ em là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Mời bố mẹ cùng theo dõi thông tin dưới đây.

1/ Đặc điểm của bệnh cảm lạnh

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị mắc cảm lạnh nhất, do sức đề kháng còn non nớt. Đặc biệt là khi thời tiết lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm là thời điểm trẻ dễ mắc cảm lạnh nhất.

Ngoài biểu hiện sốt cao nôn ở trẻ em, cảm lạnh còn có các triệu chứng như:

  • Chảy nước mũi.
  • Hắt hơi.
  • Mệt mỏi, quấy khóc.
  • Ho.

Nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ có thể khỏi trong 7-10 ngày. Thế nhưng nếu tình trạng nôn nhiều, kéo dài khiến trẻ không thể ăn uống, các triệu chứng sẽ nặng hơn và lâu khỏi.

Sốt và nôn là biểu hiện của bệnh cảm lạnh ở trẻ
Trẻ bị cảm thường bị sốt và nôn 

2/ Vì sao trẻ sốt cao và nôn?

Trẻ sốt cao ăn vào nôn ra có thể là do các nguyên nhân sau:

Ho nhiều làm các cơ vùng bụng và ngực của trẻ bị co thắt lại, tăng áp lực lên ổ bụng, ép vào thành dạ dày, làm trẻ dễ bị nôn nhất là sau khi ăn no xong.

Trẻ nuốt nhiều đờm và nước mũi. Nhất là với trẻ dưới 2 tuổi không biết xì mũi hay khạc đờm, hay có thói quen nuốt tất cả dịch mũi họng vào. Việc này khiến dạ dày căng và đầy hơi khiến trẻ dễ bị nôn.

Nôn nhiều khiến trẻ chán ăn
Trẻ sốt cao nôn nhiều gặp khó khăn trong ăn uống

Trẻ quấy khóc nhiều.

Bố mẹ bắt ép trẻ ăn quá mức để nhanh khỏi bệnh cũng khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn.

Lưu ý nếu trẻ có biểu hiện dưới đây cần được đưa đi bệnh viện ngay:

  • Nôn dữ dội.
  • Tần suất nôn thường xuyên và liên tục.
  • Nôn ra mật, máu hoặc đi ngoài lẫn máu trong phân.
  • Không ăn uống hay bú mẹ được.
  • Sốt cao trên 38,5 độ C.
  • Môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô.
  • Trẻ co giật, nằm ngủ li bì khó đánh thức, thở nhanh…

Đây là những biểu hiện cho thấy bệnh tình đang diễn biến nặng hơn, bạn không nên tiếp tục điều trị tại nhà cho trẻ.

Categories
trẻ em sốt cao thì làm thế nào

Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ em sốt cao

Sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác. Vậy trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

Sốt cao có phải là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ?

Ở trẻ khỏe mạnh, không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và làm cho các vấn đề (chẳng hạn như mất nước) trở nên trầm trọng hơn.

Các bác sĩ quyết định có nên điều trị sốt hay không bằng cách xem xét cả nhiệt độ và tình trạng tổng thể của trẻ.

Sốt cao ở trẻ em
Sốt cao có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Trẻ em có nhiệt độ thấp 38,5 độ C thường không cần dùng thuốc trừ khi chúng thấy khó chịu. Có một điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn gặp phải tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh (trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên), hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Ngay cả một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt.

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Bạn có thể cho trẻ uống paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen dựa trên liều lượng thuốc cho từng độ tuổi hoặc cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, không bao giờ được cho trẻ uống aspirin do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong. 

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định. Hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt có thể tạm thời làm hạ nhiệt độ, nhưng sẽ không điều trị được lý do cơ bản gây ra cơn sốt. Do đó nếu trẻ sốt cao uống thuốc không hạ và sốt kéo dài hơn 72 giờ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
  • Thực hiện một số biện pháp hạ sốt tại nhà

Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ và chỉ đắp một tấm chăn nhẹ. Mặc quần áo quá chật có thể ngăn nhiệt cơ thể thoát ra ngoài và khiến nhiệt độ tăng lên.

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có nhiệt độ thoải mái – không quá nóng hoặc quá lạnh.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt. Không chườm đá hoặc tắm nước lạnh vì chúng có thể gây ớn lạnh và làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước vì sốt khiến trẻ mất nước nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, sinh tố trái cây và nước cam cũng là những lựa chọn tốt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa chứ súp, cháo,…

Tuy nhiên, hãy để trẻ ăn những gì chúng muốn (với lượng vừa phải), và đừng ép nếu trẻ không thích.

Categories
đau nhức 2 bên vai

Đau nhức vai gáy: Làm thế nào để điều trị?

Đau nhức vai gáy, với nhiều biểu hiện như đau nhức bả vai phải, đau nhức bả vai trái hoặc đau nhức 2 bên vai, ngày càng xuất hiện nhiều trong cuộc sống hiện đại và làm cho nhiều người khó chịu vì các cơn đau âm ỉ. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhé.

Đau vai gáy là bệnh gì?

Bị đau nhức vai trái – phải thực chất là một một dạng rối loạn thần kinh cơ. Nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là do các cơ ở vùng đốt sống cổ bị co cứng một cách đột ngột. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức 1 bên vai trái hoặc phải, nhưng nhìn chung các nguyên nhân sau là phổ biến nhất:

  • Thoái hoá đốt sống cổ
  • Gai đốt sống cổ
  • Rối loạn chức năng thần kinh
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực
  • Viêm bao khớp vai
  • Do tuổi tác
  • Do chấn thương sau tai nạn
  • Do tính chất công việc
  • Do thói quen sinh hoạt
  • Sự thay đổi của thời tiết
Đau nhức vai gáy gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày
Đau nhức vai trái – phải là hiện tượng thường gặp

Hiện tượng đau nhức vai gáy có nguy hiểm không?

Theo số liệu thống kê thì có đến 80% người dân từng bị đau nhức mỏi vai gáy. Đây là căn bệnh có mức độ phổ biến rất cao và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. 

Khả năng chữa khỏi của căn bệnh đau vai gáy thường phụ thuộc vào thời gian phát hiện bệnh lý, nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh này là gì và mức độ đau ra sao. Để nhận biết được những điều này, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chụp chiếu để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Cách điều trị đau nhức vai gáy tại nhà

  • Chườm nóng 
  • Chườm lạnh
  • Châm cứu và bấm huyệt
  • Sử dụng thuốc giảm đau có chứa paracetamol. Hiện nay trên thị trường có nhiều hãng dược phẩm uy tín giới thiệu các sản phẩm thuốc giảm đau hiệu quả như Hapacol …
Thuốc giảm đau chứa paracetamol giúp điều trị chứng đau nhức vai gáy
Thuốc giảm đau chứa paracetamol giúp giảm đau nhức vai gáy hiệu quả
  • Trong trường hợp sử dụng các phương pháp trên nhưng không thấy hiệu quả, đó có thể là dấu hiệu để bạn thực hiện việc đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc này giúp bạn biết nguyên nhân chính xác gây ra hiện tượng đau nhức vai gáy, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả cho bạn.

Hy vọng với bài viết trên, các bạn đã tìm được thông tin cần thiết liên quan đến hiện tượng đau nhức vai gáy.

Categories
Uncategorized

Hello world!

Welcome to WordPress. This is your first post. Edit or delete it, then start writing!