Các bệnh truyền nhiễm có thể khiến trẻ sốt cao trên 39 độ nếu không xử lý kịp thời. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, phòng ngừa các bệnh dễ lây nhiễm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé lẫn gia đình.
Cảm
Cảm lạnh ở trẻ em dễ bị tái phát và các triệu chứng kéo dài hơn so với người lớn. Đây là bệnh quanh năm, lúc nào cũng có thể mắc phải, nhưng trẻ dễ mắc cảm lạnh tăng đột biến vào mùa thu đông, mưa nhiều, nền nhiệt thấp. Đường lây của bệnh từ người mang virus sang người bình thường, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải virus tồn tại trong môi trường không khí. Bệnh dễ lây nhất là trong 2-4 ngày đầu tiên kể từ khi phát bệnh.
Trẻ dưới 6 tuổi có thể mắc từ 6-8 đợt cảm lạnh trong năm (nhất là từ tháng 9 – đến tháng 4). Tuy đa phần trẻ bị cảm sẽ khỏi trong vòng 5-10 ngày, nhưng vẫn có số ít trường hợp sốt cao không hạ, sốt co giật…
Viêm phổi
Phế cầu khuẩn là vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, tập trung chủ yếu ở mũi, họng và đường thở và thường không gây hại. Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn, đặc biệt nếu trong thời điểm đang bùng dịch cúm.
Bệnh viêm phổi thường có triệu chứng như ho nhiều, sốt, có thể khiến bé sốt cao 39 40 độ, chảy nước mũi, thở khó…
Vi khuẩn phế cầu Streptococcus Pneumoniae không chỉ gây viêm phổi mà còn lây lan sang các cơ quan tai mũi họng khác gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, nặng hơn là viêm màng não… Do đó cần chủ động phòng ngừa và nếu thấy có triệu chứng cần tích cực điều trị.
Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ đang bị viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa bị tiêu chảy… thì rất dễ nhiễm phế cầu khuẩn. Bệnh cũng khiến trẻ hấp thu kém và suy dinh dưỡng.
Trẻ bị sốt cần làm gì, sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh? Khi bị sốt, cần xác định trẻ sốt nhẹ hay sốt cao để có cách xử trí phù hợp. Ngoài các biện pháp như chườm nước ấm, nới lỏng quần áo, cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm khi trẻ sốt trên 38,5 độ. (Còn tiếp)