Categories
trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho có đáng lo lắng không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện khác đi kèm để phát hiện những vấn đề sức khỏe nếu có. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giải mã cơn ho của bé

Ho là phản ứng sinh lý của cơ thể để khi hệ hô hấp có đờm, nước mũi hoặc dị vật được đưa ra bên ngoài. Đây cũng là cách cơ thể tự bảo vệ trước các tác nhân xâm nhập.

Tre bi ho nhieu thường ở 2 dạng chính:

Ho khan: xảy ra nhiều nhất khi trẻ bị dị ứng hay cảm lạnh, hơi thở khò khè.

Ho có đờm: dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, mỗi lần ho sẽ khạc ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng.

Trẻ bị ho do cảm cúm, cảm lạnh

Những nguyên nhân làm bé ho phổ biến như: nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), viêm mũi dị ứng, hít phải khói bụi, khí trời lạnh. Trào ngược dạ dày thực quản, mắc các bệnh về phổi hay tim…

Trị ho cho bé nên làm gì?

Muốn trị ho cho trẻ sơ sinh, trước tiên phải biết nguyên nhân khiến bé ho là gì. Nếu bé bị cảm lạnh, có thể dùng thuốc hạ sốt (sốt trên 38,5 độ C) và thuốc trị ho phù hợp với bé theo độ tuổi và cân nặng.  

Nếu bé bị ho kéo dài, rất có thể tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa ho ở trẻ sơ sinh tại nhà từ thảo dược để làm dịu cơn ho của bé.

Tùy theo nguyên nhân gây ho mà có cách điều trị thích hợp

Nếu bé có tiền sử dị ứng, không nên cho bé tiếp xúc với các nguồn lây dị ứng. Nhiệt độ phòng điều chỉnh hợp lý, không quá nóng hay quá lạnh.

Khi trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất phytochemical, có nhiều trong trái cây và rau xanh đậm, vàng và đỏ.

Tập cho trẻ ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, không nên che miệng bằng bàn tay vì dễ lây virus ngược lại.

Ho kéo dài trên 1 tuần, dù đã áp dụng nhiều cách trị ho cho trẻ sơ sinh nhưng không thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!