Việc sử dụng thuốc trong điều trị là rất quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy nếu bị sốt xuất huyết, trẻ em sốt cao thì làm thế nào?
Lưu ý khi dùng thuốc điều trị sốt xuất huyết
Sau cơn sốt là giai đoạn xuất huyết, lúc này số lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với với khả năng xuất huyết cao hơn.
Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt nhanh? Một số loại thuốc dưới đây tuy được xem là thuốc hạ sốt phổ biến, nhưng nếu muốn dùng khi trẻ bị sốt xuất huyết thì phải thực sự thận trọng.
Aspirin
Thuốc chống viêm aspirin có công dụng làm giảm đau, nhất là khi bị đau đầu và sốt. Tuy nhiên với bệnh nhân sốt xuất huyết, thuốc này có thể làm trầm trọng tình trạng xuất huyết hơn.
Các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID)
Ngoài aspirin thì diclofenac và ibuprofen cũng hay được dùng để chống viêm. Và tác dụng phụ của chúng khi điều trị sốt xuất huyết cũng tương tự như aspirin, tức là tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến xuất huyết.
Kháng sinh
Ở trẻ nhỏ không nên dùng kháng sinh quá nhiều, và khi bị sốt xuất huyết càng thận trọng không tự ý sử dụng nếu trẻ không có biến chứng gì nguy hiểm. Việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến trẻ bị kháng kháng sinh, sức đề kháng yếu đi và sau này dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.
Cho trẻ uống thuốc đúng cách
Để cho trẻ uống thuốc dễ hơn thì có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa? Điều này là không nên bởi thành phần của sữa có thể làm biến đổi thuốc hay thậm chí có thể gây hại cho trẻ. Vậy nên nếu các mẹ có thắc mắc thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không thì câu trả lời là không nhé!
Khi trẻ bị sốt nên ăn gì? Tăng cường những loại thực phẩm hỗ trợ sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, rau xanh, thịt cá… Nhớ là khi bị sốt nên cho trẻ uống nhiều nước.
Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát khi mùa mưa đến. Do đó để tránh nguy cơ mắc phải, cần dọn dẹp các đồ vật chứa nước, hạn chế muỗi đẻ trứng; phun thuốc xịt muỗi, mắc màn cẩn thận khi ngủ, cho trẻ mặc quần áo tay dài…