Categories
sốt 39 độ cần làm gì

Sốt 39 Độ Cần Làm Gì: Phân Biệt Sốt Do COVID Và Sốt Xuất Huyết

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, khi bị sốt ban đầu khó mà phân biệt được liệu người bệnh bị sốt do đâu. Sốt 39 độ cần làm gì? Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt sốt xuất huyết và sốt COVID-19.

Nhận dạng sốt xuất huyết và sốt do COVID

Sốt xuất huyết khởi điểm là người bệnh sốt cao liên tục (39-40 độ C), ở trẻ sốt cao 4 ngày trở lên, trung bình kéo dài 2-7 ngày. Các dấu hiệu khác là đầu dữ dội vùng trán, đau hốc mắt, đau nhức cơ và khớp, bị sưng hạch bạch huyết và nổi ban đỏ. Giai đoạn xuất huyết dưới da diễn ra sau sốt, người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn nhiều, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu chân răng… 

Sốt xuất huyết làm trẻ sốt cao nổi ban đỏ
Sốt xuất huyết làm trẻ sốt cao nổi ban đỏ

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết mà không được điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết nặng, giảm tiểu cầu, suy đa chức năng… nghiêm trọng đến tính mạng.

Trong khi đó, sốt do COVID có thể biểu hiện là sốt từ nhẹ cho đến cao, đi kèm đó là triệu chứng khó thở, mất vị giác, đau nhức cơ thể, người mệt mỏi. 

Phân biệt 2 loại sốt

Điểm chung đó là bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng tạo thành dịch. Triệu chứng lúc đầu giống nhau là sốt nhưng ngoài ra các yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

Nếu COVID-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn của người nhiễm bệnh, thì sốt xuất huyết lây truyền qua đường máu do muỗi vằn hút máu từ người bệnh lây sang người lành.

 Trẻ sốt do COVID thường bị mất vị giác, ho, khó thở
 Trẻ sốt do COVID thường bị mất vị giác, ho, khó thở

Đặc trưng điển hình của sốt xuất huyết đó là da xung huyết, da mặt và mắt đỏ, xuất huyết nội tạng.

Với người mắc COVID-19 thì có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất vị giác… Chăm sóc người bệnh như thế nào? Dù là sốt xuất huyết hay sốt do COVID-19 thì điều đầu tiên cần làm đó là hạ sốt. Ngoài chườm mát, uống nước bổ sung điện giải, nghỉ ngơi nhiều… nếu người bệnh sốt cao trên 38 độ C nên uống thuốc hạ sốt. Ở trẻ em uống thuốc hạ sốt chung với sữa được không? Điều này là không nên bởi vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Đo thân nhiệt người bệnh thường xuyên và đưa đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu trở nặng.