Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Bệnh Thủy Đậu: Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì?

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm ở trẻ em, nếu chăm sóc không cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt? Điều trị thủy đậu tại nhà ra sao?

Nguyên nhân gây thủy đậu

Virus Varicella Zoster (VZV) chính là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Đặc trưng là bệnh nhân bị nổi các mụn nước trên da, sốt cao, người mệt mỏi. Bệnh rất dễ lây từ người sang người và có khả năng bùng thành dịch nếu không phòng tránh kịp thời.

Sau 1 – 2 tuần bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài rất dễ có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não hay viêm phổi.

Điều trị như thế nào?

Dù chưa có thuốc đặc trị nhưng chỉ cần tuân thủ cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ hoàn toàn có thể khỏi thủy đậu. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng mụn nước cần phải được đưa đi khám nhanh chóng. 

Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước
Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước

Thủy đậu gây sốt, nên ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nhưng nếu thấy trẻ sốt cao không hạ kèm nổi mụn nước thì đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thủy đậu.

Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, đầu tiên bố mẹ cần cách ly trẻ khỏi nơi đông người. Bản thân bố mẹ cũng hạn chế tiếp xúc gần con nếu không cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát để tránh vỡ mụn nước. Hạn chế ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh.

Vật dụng cá nhân dùng riêng hoàn toàn, không để chung với người không nhiễm bệnh. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở kín gió, sạch sẽ. Thời gian cách ly trẻ bị thủy đậu từ 7 – 10 ngày tính từ lúc nổi mụn nước.

Trẻ bị sốt cao giật mình, hôn mê, xuất huyết cần nhanh chóng đưa ngay đến bệnh viện.

Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay
Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay

Các nốt mụn nước đỏ trên da trẻ bạn nên dùng dung dịch thuốc tím bôi lên nhằm kháng viêm, ngừa sẹo về sau. Nếu mụn nước vỡ,lấy dung dịch xanh Methylen bôi lên tránh nhiễm trùng. Không được dùng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ cho mụn nước. Khi các nốt khô lại và đóng vảy, nếu trẻ bị ngứa bạn có thể bôi thêm kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. 

Trẻ 3 tuổi sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông dụng là paracetamol với liều lượng phù hợp để hạ sốt. Lưu ý không dùng aspirin. Nếu sốt cao uống thuốc không hạ cần đưa bé đi khám ngay.

Khi bị thủy đậu, nên vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn. Tránh dùng xà phòng chà sát da bé vì rất dễ làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng. 

Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì Trong Trường Hợp Nguy Cấp Này ?

Sốt là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ. Khi hệ miễn dịch ở độ tuổi này còn kém thì việc nhiễm các virus hoặc vi khuẩn sẽ gây nên triệu chứng sốt thường thấy. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Câu hỏi vừa dễ vừa khó này không phải bất kỳ các bậc làm cha mẹ nào cũng đưa ra phương án xử lý đúng đắn và khoa học. Vì khi xảy ra tình trạng sốt cao kéo dài mà không xử lý đúng cách, trẻ sẽ bị co giật và tệ hơn là tử vong. Đứng trước tình huống quan trọng này các bậc phụ huynh thường hay lúng túng, không biết cách xử trí như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau.

Cách xử trí và phòng ngừa khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ sốt cao 39.5 độ là dấu hiệu chúng đang mắc phải một loại bệnh nào đó. Đối với các nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời trẻ dễ xuất hiện các biến chứng nặng như co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não, … Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sốt thông qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Chúng ta đều có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nhưng cũng cần lưu ý tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân đối với trẻ quá nhỏ. Song, để đạt được mục tiêu hạ sốt 38 độ ở trẻ em một cách nhanh chóng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều.
Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều

Khi sốt cao cơ thể chúng ta dễ mất nước ở các bộ phận như da và phổi. Điều này gây nên tình trạng rối loạn điện giải. Do đó nên bổ sung các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo và cho trẻ uống nhiều nước chín hoặc bù nước điện giải. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi cơn sốt. Những loại  vitamin nhóm A, B, C, Canix, Sắt và Natri lưu được các chuyên gia khuyên dùng nhằm tăng cường đề kháng, củng cố hệ miễn dịch vững mạnh cho trẻ nhỏ. Một số ít những kiến thức về sốt ở trẻ em trên nhằm tuyên truyền về cách phòng chống các tác nhân xấu gây ra tình trạng sốt ở trẻ và cũng giải đáp câu hỏi sốt 39 độ cần làm gì. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa tốt cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức và vệ sinh cá nhân của từng người, từng gia đình.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.
Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.