Categories
biểu hiện chân tay miệng

Nhận Biết Các Biểu Hiện Trẻ Bị Chân Tay Miệng

Mùa hè cũng là lúc bắt đầu nhiều dịch bệnh ở trẻ em sinh sôi, trong đó đặc biệt có tay chân miệng. Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cơ bản và quan trọng mà các bố mẹ cần phải làm để có thể bảo vệ con yêu. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao biểu hiện chân tay miệng ở trẻ, bố mẹ có thể kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, để có thể điều trị đúng cách, kịp thời.

Biểu hiện chân tay miệng ở trẻ em

Nhận biết trẻ mắc bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ

Các dấu hiệu chân tay miệng ở trẻ nhỏ sẽ rất dễ để có thể nhận biết, bao gồm:

  • Sốt: Trẻ bị sốt nhẹ hoặc có thể sốt cao. Trẻ em sốt caokhông thể hạ là một trong những triệu chứng chân tay miệng trẻ em bị nặng.
  • Tổn thương ở làn da: Rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như vòm họng, quanh miệng, lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, đầu gối…
  • Một số trẻ có thể đau miệng, chán và bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy, mệt mỏi, quấy khóc…

Khi phát hiện bé bị mắc bệnh, gia đình nên đưa con yêu đến khám tại các cơ sở y tế, đặc biệt là tại chuyên khoa truyền nhiễm của trẻ em để có thể được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc, theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh tay chân miệng nặng dần lên và kịp thời điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu bệnh nặng

  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài, thậm chí là con yêu có thể quấy khóc cả đêm không ngủ (cứ khoảng từ 15 – 20 phút lại tỉnh giấc, quấy khóc): Nhiều bố mẹ thường giải thích là do bé yêu xuất hiện các nốt đau miệng nhưng thực tế là không phải vậy. Đó có thể là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm hơn.
  • Sốt cao không hạ – trên 38,5 độ C thường kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với loại thuốc hạ nhiệt paracetamol: Các quá trình đáp ứng viêm này thường rất mạnh trong cơ thể, gây nên các tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, bé cần dùng một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn – đó là các chế phẩm có chứa Ibuprofen.
  • Giật mình: Đây là một trong những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi bé đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có đang tăng theo thời gian hay không.

Vậy tay chân miệng người lớn triệu chứng như thế nào, cùng tìm hiểu thêm nhé!