Categories
bệnh tay chân miệng trẻ em

Căn Bệnh Tay Chân Miệng Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh tay chân miệng trẻ em thường xuất hiện trong giai đoạn dưới 5 tuổi, bệnh đặc trưng bởi tình trạng trẻ sốt cao, đau họng, nổi rất nhiều bọng nước tập trung ở tay, miệng, chân. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp một cách kịp thời.

Bệnh tay chân miệng trẻ em

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người có thể phát triển thành dịch tay chân miệng do vi rút đường ruột gây ra. Nguyên nhân gây ra bệnh do hai nhóm tác nhân chính là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Bieu hien chân tay miệng ở trẻ em là gây ra tổn thương ở làn da, niêm mạc ở dưới dạng phỏng nước tập trung ở niêm mạc vùng miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng lây chủ yếu qua đường tiêu hoá từ trong nước bọt, phỏng nước hay là phân của trẻ em nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố có nguy cơ cao lây truyền bệnh, đồng thời dễ phát thành các ổ dịch.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy hiểm không? Dịch tay chân miệng có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, bệnh cũng có xu hướng tăng cao vào khoảng từ tháng 3 đến giai đoạn tháng 5 hay là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Đặc biệt bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các trường hợp biến chứng nặng thường là do EV71. Các biến chứng này sẽ bao gồm:

  • Biến chứng về não bộ như là: Viêm não, viêm thân não, viêm màng não, viêm não tủy. Biểu hiện như là giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, rung chi, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,…
  • Biến chứng tim mạch, hô hấp bao gồm: Viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, suy tim, trụy mạch cũng có thể gây ra tình trạng tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Tay chân miệng ở trẻ nhỏ là căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan nhanh chóng, thậm chí có thể gây tử vong. Vì chưa có vắc xin phòng bệnh nên cha mẹ cần chú ý theo dấu hiệu nhận biết chân tay miệng ở trẻ. Đồng thời, chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa và đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.