Bé khóc đêmlà một trong những hiện tượng thường gặp nhưng cũng là một trong những vấn đề khiến bố mẹ mệt mỏi, mất ngủ. Làm thế nào để hạn chế việc bé hay khóc đêm? Câu trả lời là bạn cần phải tìm ra nguyên nhân trước và từ đó mới tìm được cách khắc phục. Vậy một trong những lý do khiến trẻ khóc đêm là gì?
Nguyên nhân vì sao bé khóc đêm?
Trẻ hay khóc đêm phải làm sao? Thông thường, bé yêu từ lúc mới sinh cho đến tuần thứ 8 thường hay khóc vào lúc ban đêm. Điều này là một trong những biểu hiện sinh lý hoàn toàn bình thường, vì bé yêu vẫn còn những thói quen như lúc còn ở trong bụng mẹ. Bé khóc đêm là một trong những dấu hiệu cho thấy bé yêu đang bắt đầu thích nghi dần với môi trường xung quanh.
Tình trạng này thường sẽ giảm dần cho đến khi bé yêu được 4 tháng tuổi. Lúc này bé yêu đã quen dần với môi trường xung quanh và nhịp sinh học của trẻ đi vào nề nếp, ổn định. Khóc đêm sinh lý thường sẽ đi kèm các biểu hiện khác như: trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, bé ngủ ngáy, hoảng sợ…
Alt: Bé yêu bị đầy bụng
Thế nhưng khóc đêm cũng là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của con yêu đang gặp vấn đề nào đó. Các nguyên nhân khiến bé yêu khóc đêm nhiều bất thường có thể kể đến như:
Bị dị ứng: bé yêu bị ngứa mũi, khó chịu khi môi trường xung quanh có mùi lạ như khói thuốc, hóa chất hoặc có nhiều côn trùng…
Hệ tiêu hóa có vấn đề: bé bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… cũng là nguyên nhân làm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị sốt và khóc đêm. Những biểu hiện trên cũng là dấu hiệu cho thấy bé có thể đang bị các bệnh liên quan đường tiêu hóa chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày…
Mọc răng: để biết chính xác có phải nguyên nhân này không, bạn nên kiểm tra ở bên trong miệng của bé. Khi trẻ nhỏ mọc răng, cơn đau nướu khiến trẻ ngủ không ngon và hay quấy khóc. Hơn nữa việc mọc răng còn khiến bé yêu khó chịu, kén ăn, bỏ bú và quấy khóc hơn bình thường.