Categories
trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ Bị Tiêu Chảy Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Cầm Tiêu Chảy?

Biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và không ăn gì chữa tiêu chảy tốt hơn cũng như tăng cường sức khoẻ hệ tiêu hoá đó bố mẹ ạ. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

 Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này hệ tiêu hoá của con chưa thể hoàn thiện một cách đầy đủ. 

 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì là thắc mắc của khá nhiều bố mẹ. Biết được những thực phẩm cần cho con ăn để mau chóng phục hồi, thực phẩm nào nên tránh sẽ giúp các bố mẹ dễ dàng trong lựa chọn thực đơn cho con. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tham khảo bài viết này nhé! 

 Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? 

 Trẻ bị đi ngoài ăn gì? Nếu bé bị tiêu chảy, bạn nên chia nhỏ bữa ăn để hệ tiêu hoá của trẻ phải làm việc chậm và không quá tải. Ruột non và hệ thống tiêu hoá của bé lúc này còn rất yếu ớt. Bên cạnh khuyến khích con uống nhiều nước thì dưới đây là những thực phẩm mà trẻ bị tiêu chảy nên ăn bao gồm: 

 1. Gừng 

 Gợi ý giải đáp cho thắc mắc trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì chính là gừng. Gừng được trồng ở khắp nơi trên nước Việt Nam để lấy củ ăn và làm thuốc. Gừng được coi là thần dược trong việc kích thích tiêu hoá. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên bổ sung gừng vào bữa ăn

 Lợi ích của gừng giúp thúc đẩy nhu động ruột làm tăng cường hấp thụ thức ăn nhưng không có hiện tượng co thắt quá mức, làm cho thức ăn được tiêu hoá tốt, giảm đầy hơi, buồn nôn và tiêu chảy. Bố mẹ hãy cho bé uống nước nóng với một vài lát gừng sẽ giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. 

 2. Gạo trắng 

Trẻ bị đi ngoài nên ăn gì? Mặc dù hay bị các bố mẹ bỏ qua, tuy nhiên gạo là thực phẩm dễ dàng tiêu hoá với trẻ, đặc biệt là khi bị tiêu chảy. Gạo giúp làm se và giúp cho phân của trẻ rắn hơn. Đây cũng nguồn cung cấp năng lượng tốt bởi vì nó có rất nhiều carbohydrate. 

 Ngoài ra, gạo cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của vi sinh vật có ích cho đường tiêu hoá khác. Bạn nên cho trẻ ăn cháo hay cơm từ gạo trắng thay vì gạo lứt, bởi gạo có quá nhiều chất xơ khó tiêu, sẽ rất dễ làm con bị tiêu chảy nặng thêm.

Categories
trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hoá Là Do Đâu? Biểu Hiện Như Thế Nào?

Đường ruột của các bé nhỏ rất non yếu, vì thế cũng sẽ rất khó có thể tránh khỏi những căn bệnh rối loạn tiêu hóa khiến các bé trở nên còi cọc, chậm tăng cân. Làm thế nào để biết trẻ bị rối loạn tiêu hoá? Tình trạng thường xảy ra do thói quen nào?

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ cũng có thể gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển của bé sau này, vì đây có thể là giai đoạn cơ thể của các bé nhỏ sẽ cần một nguồn dinh dưỡng ổn định. Vậy thông thường căn bệnh rối loạn tiêu hóa xuất hiện từ đâu? Gây ra tình trạng lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt một cách đáng kể. Hậu quả là khiến cho các bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và trí não, gây ra tình trạng suy giảm hệ miễn dịch. Về sau, trẻ nhỏ dễ tái phát rối loạn tiêu hóa khi có các tác nhân đến từ môi trường tấn công vào bộ máy tiêu hóa.

Thế nào là rối loạn tiêu hóa?

Tình trạng rối loạn tiêu hóa là khi hệ tiêu hóa đang gặp thật nhiều vấn đề, co thắt bất thường khiến trẻ thường xuyên đau bụng kèm theo một số biểu hiện thường gặp như là đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Các triệu chứng khác gây ra tình trạng như trẻ bị đầy bụng, da xanh xao, nhợt nhạt, vận động ít, uể oải, nước có bọt khí, đi ngoài phân sống và có mùi tanh, chậm tăng cân, thấp còi, suy dinh dưỡng. Sẽ tuỳ thuộc theo từng thể trạng mà mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng nếu tình trạng trẻ rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé yêu.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do nguyên nhân nào?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do đâu?

Mẹ cũng cần quan tâm đến một số lý do chính khiến cho tình trạng tre so sinh bi tieu chay thường xuyên xảy ra:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Lạm dụng kháng sinh
  • Một số bệnh lý liên quan đến đường ruột 
  • Sức đề kháng của bé kém, dễ bị các tác nhân như nấm, virus, ký sinh trùng xâm nhập 
  • Môi trường sống nhiễm bẩn, nguồn nước ô nhiễm, đồ chơi mất vệ sinh sẽ khiến đường ruột trẻ bị nhiễm khuẩn.

Mẹ cũng đừng quên tham khảo thêm tre so sinh bi tieu chay phai lam gi nhé!