Trẻ bị bệnh tay chân miệng rất phổ biến và dễ lây lan. Trẻ mắc bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bé sốt cao liên tục không được điều trị đúng cách gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn đến tử vong. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, hãy tìm hiểu bệnh tay chân miệng trẻ em, mẹ nhé!
Triệu chứng nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) gây ra do loại vi rút cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể dễ dàng lây truyền thông qua đường tiêu hóa hay do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, nước bọt, phân hay dịch tiết mũi họng.
Bệnh có thể xảy ra khi ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường sẽ phổ biến nhất đối với trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm sẽ từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng thường sẽ có xu hướng tăng rõ rệt.
Ở giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện các biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ thường sẽ lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm, triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ sẽ rất dễ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt làn da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành các bóng nước.
Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.