Chắc hẳn bố mẹ nào cũng từng đối mặt với việc tre con hay khoc dem. Nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, có được xem là bình thường không? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây.
Giải mã lý do bé khóc đêm
Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm thường diễn ra nhiều nhất trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên nếu bé quấy khóc không quá lâu và dễ vào lại giấc ngủ thì không cần quá lo lắng. Còn tình trạng khóc kéo dài rất có thể bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Những nguyên nhân chính khiến giac ngu tre so sinh bị gián đoạn:
Do môi trường
Khi mới chào đời, sự thay đổi đột ngột từ bụng mẹ ra bên ngoài làm trẻ chưa thích nghi nên quấy khóc, khó ngủ là chuyện bình thường. Hơn nữa bé khá nhạy cảm với các tác động xung quanh từ môi trường như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, tiếng ồn, người lạ… nên dễ giật mình và khóc. Để bé ngủ ngon giấc hơn, vào ban ngày không nên để trẻ chơi đùa quá nhiều và mệt.
Do tinh thần
Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh rất nhạy cảm, dễ bị giật mình vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ, tỉnh giấc thấy bóng đêm bao phủ xung quanh hay gặp ác mộng sẽ quấy khóc. Lúc này cần có sự an ủi, vỗ về của bố mẹ để bé an tâm quay trở lại giấc ngủ.
Do bệnh lý
Những vấn đề bất thường về sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì trẻ chưa có khả năng biểu đạt thành lời với bố mẹ nên bạn cần chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ. Thấy em be khoc dem phai lam sao? Thử kiểm tra phần bụng của con xem có bị đầy hơi, căng bụng quá hay không. Nếu bé khó chịu và né tránh khi chạm vào bụng rất có thể do ăn quá no trước đó khiến bé bị khó tiêu.
Các nguyên nhân như mọc răng, dị ứng cũng làm bé khó chịu và khóc về đêm. Kiểm tra các dấu hiệu như nướu, da của bé có gì bất thường hay không và từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.