Categories
bột ăn dặm mặn

Bột ăn dặm mặn: Các món ngon ăn dặm cho bé

Ngoài bột ăn dặm mặn, mẹ có thể kết hợp thêm các món ăn dặm khác dễ làm và bổ dưỡng cho bé. Cùng tìm hiểu các món ngon ăn dặm ngay bên dưới.

Bơ nghiền

Bơ rất dễ ăn, lại dẻo nên thích hợp cho bé ăn dặm. Hơn nữa trong quả bơ có vitamin A, C, folate, niacin, sắt, kali, photpho, magie, canxi… 

Cho bé ăn bơ như thế nào? Mẹ hãy bóc vỏ bơ chín, chọn phần thịt quả không bị hư hay dập rồi cắt thành miếng nhỏ, sau đó dùng nĩa nghiền nhuyễn. Có thể cho thêm sữa mẹ, sữa công thức vào bơ đã nghiền để bé dễ nuốt hơn. 

Bơ nghiền ăn dặm cho bé

Chuối nghiền

Màng nhầy của chuối rất tốt cho dạ dày, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. Trong quả chuối có hàm lượng cao vitamin A, C, folate và các khoáng chất có lợi như kali, photpho, magie, canxi và selenium…

Cho bé ăn dặm với chuối bằng cách: bóc vỏ, thái khoanh sau đó dùng thìa nghiền nát. Tương tự như bơ, mẹ cho thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức đã pha để tạo thành hỗn hợp cho bé ăn dặm.

Bí đỏ nghiền

Trong bí đỏ chứa nhiều chất xơ, vitamin A và vitamin C rất phù hợp để trẻ ăn dặm. Chế biến bí đỏ như sau: gọt vỏ, rửa sạch, cắt nhỏ bí đỏ rồi hấp tới khi mềm nhừ. Nghiền bí đỏ qua rây để loại bỏ phần xơ, pha thêm chút nước luộc bí tạo độ loãng phù hợp, tiến hành đun trên lửa nhỏ và khuấy nhẹ vài phút. 

Bột gạo lứt

Đây là loại ngũ cốc ăn dặm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ 6 tháng tuổi. Mẹ đun sôi 100ml nước, sau đó cho thêm 20g bột gạo lứt vào và khuấy đều tay, rồi đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút cho tới khi bột chín.  Mẹ có thể cho thêm sữa hoặc các loại rau củ, nước trái cây đã xay mịn vào bột gạo lứt nếu muốn.

Cháo cá cà rốt

Khi bé có thể ăn bột ăn dặm mặn thì mẹ có thể chuyển qua món mới đó là cháo cá cà rốt cho bé. Cách làm như sau: Đem cà rốt đi rửa sạch, gọt vỏ, cắt nhỏ, hấp chín rồi nghiền qua rây. Đem cá hấp chín, lọc hết xương và cho vào máy xay mịn. Cho vào nồi cháo đun sôi nhỏ lửa trong vài phút sau đó tắt bếp để nguội cho bé ăn.

Đọc thêm: Bắt đầu cho bé ăn bột ăn dặm mặn như thế nào?

Categories
bột ăn dặm mặn

Cách nấu bột ăn dặm mặn đủ dưỡng chất cho con

Nấu bột ăn dặm mặn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Mẹ đã biết cách nấu chưa và nấu như thế nào để có một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất? Tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Nấu bột mặn cho bé cần gì?

Khi làm bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể chọn nguyên liệu từ bột gạo xay, bột ngũ cốc sạch và đảm bảo chất lượng. Mẹ có thể nấu cháo gạo thật nhừ rồi rây cho mịn.

Bổ sung đạm cho bé từ thịt heo, thịt bò, cá, tôm, cua, trứng gà (với bé dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lòng đỏ).

Vitamin & khoáng chất lấy từ các loại rau củ. Mẹ nên chọn rau củ màu đậm thì vì có nhiều vitamin, chẳng hạn như rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, cải ngọt, cải bó xôi, cà rốt, cà chua… Tuy nhiên nấu quá lâu sẽ khiến vitamin biến mất.

Thực đơn ăn dặm cho bé cần phải đầy đủ các loại thực phẩm

Cho thêm 1 muỗng dầu ăn cho bé.

Công thức nấu bột cho bé ăn dặm tại nhà

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

200ml nước.

Các loại bột gạo, bột ngũ cốc hay gạo nguyên hạt được xay nát.

10 gram thịt hoặc cá… đã được băm thật nhuyễn. Nếu muốn cho thêm trứng mẹ chỉ nên dùng 2 lòng đỏ trứng cút hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà thôi nhé!

10 gram các loại rau củ hấp chín và xay nhuyễn.

1 muỗng café dầu oliu hoặc dầu gấc.

Một số gợi ý thực đơn ăn dặm mặn cho bé dễ làm:

Cho trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi

Với trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi, đây là thời điểm phù hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm bột mặn sau khi đã quen với bột ăn dặm ngọt. Một vài nguyên liệu dễ chế biến mẹ có thể áp dụng đó là:

Tim gà, đậu xanh nghiền và rau cải ngọt;

Cháo thịt gà với bí đỏ nghiền;

Cháo thịt lợn và cà rốt nghiền;

Ăn dặm cho bé từ 9 đến 10 tháng tuổi:

Các món ăn dặm phù hợp cho bé trong giai đoạn này đó là:

Cháo thịt gà, đậu Hà Lan và bí đỏ;

Cháo tôm và mướp;

Cháo đậu xanh, thịt lợn và rau cải thìa;

Cháo thịt bò và rau cải thảo;

Cháo lòng đỏ trứng gà và khoai tây nghiền.

Đọc thêm: Khi nào nên cho bé ăn bột ăn dặm mặn?