Categories
bột ăn dặm mặn

Cách nấu bột ăn dặm mặn đủ dưỡng chất cho con

Nấu bột ăn dặm mặn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bé. Mẹ đã biết cách nấu chưa và nấu như thế nào để có một bữa ăn đầy đủ dưỡng chất nhất? Tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Nấu bột mặn cho bé cần gì?

Khi làm bột ăn dặm cho bé, mẹ có thể chọn nguyên liệu từ bột gạo xay, bột ngũ cốc sạch và đảm bảo chất lượng. Mẹ có thể nấu cháo gạo thật nhừ rồi rây cho mịn.

Bổ sung đạm cho bé từ thịt heo, thịt bò, cá, tôm, cua, trứng gà (với bé dưới 1 tuổi chỉ nên dùng lòng đỏ).

Vitamin & khoáng chất lấy từ các loại rau củ. Mẹ nên chọn rau củ màu đậm thì vì có nhiều vitamin, chẳng hạn như rau dền, rau mồng tơi, rau ngót, cải ngọt, cải bó xôi, cà rốt, cà chua… Tuy nhiên nấu quá lâu sẽ khiến vitamin biến mất.

Thực đơn ăn dặm cho bé cần phải đầy đủ các loại thực phẩm

Cho thêm 1 muỗng dầu ăn cho bé.

Công thức nấu bột cho bé ăn dặm tại nhà

Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu như sau:

200ml nước.

Các loại bột gạo, bột ngũ cốc hay gạo nguyên hạt được xay nát.

10 gram thịt hoặc cá… đã được băm thật nhuyễn. Nếu muốn cho thêm trứng mẹ chỉ nên dùng 2 lòng đỏ trứng cút hoặc 1/2 lòng đỏ trứng gà thôi nhé!

10 gram các loại rau củ hấp chín và xay nhuyễn.

1 muỗng café dầu oliu hoặc dầu gấc.

Một số gợi ý thực đơn ăn dặm mặn cho bé dễ làm:

Cho trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi

Với trẻ từ 7 đến 8 tháng tuổi, đây là thời điểm phù hợp nhất để trẻ bắt đầu tập ăn dặm bột mặn sau khi đã quen với bột ăn dặm ngọt. Một vài nguyên liệu dễ chế biến mẹ có thể áp dụng đó là:

Tim gà, đậu xanh nghiền và rau cải ngọt;

Cháo thịt gà với bí đỏ nghiền;

Cháo thịt lợn và cà rốt nghiền;

Ăn dặm cho bé từ 9 đến 10 tháng tuổi:

Các món ăn dặm phù hợp cho bé trong giai đoạn này đó là:

Cháo thịt gà, đậu Hà Lan và bí đỏ;

Cháo tôm và mướp;

Cháo đậu xanh, thịt lợn và rau cải thìa;

Cháo thịt bò và rau cải thảo;

Cháo lòng đỏ trứng gà và khoai tây nghiền.

Đọc thêm: Khi nào nên cho bé ăn bột ăn dặm mặn?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *