Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Bệnh Thủy Đậu: Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì?

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm ở trẻ em, nếu chăm sóc không cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt? Điều trị thủy đậu tại nhà ra sao?

Nguyên nhân gây thủy đậu

Virus Varicella Zoster (VZV) chính là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Đặc trưng là bệnh nhân bị nổi các mụn nước trên da, sốt cao, người mệt mỏi. Bệnh rất dễ lây từ người sang người và có khả năng bùng thành dịch nếu không phòng tránh kịp thời.

Sau 1 – 2 tuần bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài rất dễ có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não hay viêm phổi.

Điều trị như thế nào?

Dù chưa có thuốc đặc trị nhưng chỉ cần tuân thủ cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ hoàn toàn có thể khỏi thủy đậu. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng mụn nước cần phải được đưa đi khám nhanh chóng. 

Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước
Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước

Thủy đậu gây sốt, nên ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nhưng nếu thấy trẻ sốt cao không hạ kèm nổi mụn nước thì đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thủy đậu.

Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, đầu tiên bố mẹ cần cách ly trẻ khỏi nơi đông người. Bản thân bố mẹ cũng hạn chế tiếp xúc gần con nếu không cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát để tránh vỡ mụn nước. Hạn chế ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh.

Vật dụng cá nhân dùng riêng hoàn toàn, không để chung với người không nhiễm bệnh. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở kín gió, sạch sẽ. Thời gian cách ly trẻ bị thủy đậu từ 7 – 10 ngày tính từ lúc nổi mụn nước.

Trẻ bị sốt cao giật mình, hôn mê, xuất huyết cần nhanh chóng đưa ngay đến bệnh viện.

Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay
Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay

Các nốt mụn nước đỏ trên da trẻ bạn nên dùng dung dịch thuốc tím bôi lên nhằm kháng viêm, ngừa sẹo về sau. Nếu mụn nước vỡ,lấy dung dịch xanh Methylen bôi lên tránh nhiễm trùng. Không được dùng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ cho mụn nước. Khi các nốt khô lại và đóng vảy, nếu trẻ bị ngứa bạn có thể bôi thêm kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. 

Trẻ 3 tuổi sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông dụng là paracetamol với liều lượng phù hợp để hạ sốt. Lưu ý không dùng aspirin. Nếu sốt cao uống thuốc không hạ cần đưa bé đi khám ngay.

Khi bị thủy đậu, nên vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn. Tránh dùng xà phòng chà sát da bé vì rất dễ làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng. 

Categories
bé sốt cao 39 40 độ

Bé Sốt Cao 39 40 Độ: Cảnh Giác Mùa Dịch Bệnh Cuối Năm

Cuối năm, mưa nhiều, nền nhiệt giảm là lúc nhiều dịch bệnh về đường hô hấp, sốt xuất huyết tăng mạnh. Các bệnh này có điểm chung là có thể khiến bé sốt cao 39 40 độ, nhưng ban đầu rất khó phân biệt để điều trị đúng cách.

Vì sao dịch bệnh nhiều vào cuối năm?

Đặc trưng của thời tiết mùa thu đông đó là xuất hiện những cơn mưa giông làm độ ẩm tăng cao, cộng thêm nhiệt độ thấp, nền nhiệt độ thấp làm virus sinh tồn lâu hơn trong môi trường tự nhiên.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa nhất. Ngoài dịch Covid-19, những căn bệnh thường xuất hiện vào mùa cuối năm đó là sốt xuất huyết, các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella…

Đặc điểm chung của những bệnh này đó là sốt. Nếu chủ quan không điều trị dứt điểm, trẻ có thể sốt cao không hạ, mất nước và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Chưa kể có thể mắc cùng lúc nhiều bệnh hoặc chẩn đoán sai bệnh khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

Mùa dịch bệnh làm trẻ dễ mắc nhiều loại sốt cùng lúc
Mùa dịch bệnh làm trẻ dễ mắc nhiều loại sốt cùng lúc

Khi mắc một bệnh bất kỳ do virus tấn công, hệ miễn dịch vì nhiễm bệnh đang yếu và đó là thời điểm các loại virus khác tấn công cùng lúc. Có không ít trường hợp trê vừa bị sốt cao mất vị giác do nhiễm Covid-19 vừa bị sốt xuất huyết nổi ban đỏ. Lúc này cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt đúng cách

Nhận biết bệnh sốt xuất huyết đó là trẻ sốt 39 – 40 độ C trong 2 ngày đầu, ở ngày thứ 3 bắt đầu biểu hiện xuất huyết ở da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Nặng hơn là xuất huyết trong nội tạng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi mới bắt đầu sốt cao, bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm để kiểm soát cơn sốt rồi đưa trẻ đi khám.

Ngoài các biện pháp 5K phòng Covid-19, để bảo vệ trẻ khỏi sốt xuất huyết, bố mẹ sử dụng các loại nhang, bình xịt chống muỗi trong nhà, mặc áo quần dài tay cho trẻ, ngủ mùng nhất là ở khu vực có nhiều muỗi. Các vật dụng chứa nước nên thả cá để diệt lăng quăng. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, nôn, mắt đỏ… cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Categories
các thuốc giảm đau hạ sốt

Các Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Có Tác Dụng Phụ Ra Sao ?

Trên thị trường dược phẩm hiện nay, các thuốc giảm đau hạ sốt được bày bán rộng rãi và phổ biến hơn bao giờ hết. Người mắc bệnh sẽ luôn nhanh chóng sở hữu được thuốc tại các cửa hàng bán lẻ trên mọi nơi. Do sự dễ dàng trong việc mua bán như vậy, thuốc kháng sinh đã bị lạm dụng và sử dụng một cách vô tội vạ, khiến cho không ít người bệnh gặp phải các tác dụng phụ.

Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ta và mọi người xung quanh
Lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của ta và mọi người xung quanh

Nguyên nhân và cách phòng tránh biến chứng từ thuốc kháng sinh

Đau nhức lưng là một tình trạng phổ biến, xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và gây nhiều ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Thế nhưng phần lớn người bệnh thường chủ quan, tự ý mua và sử dụng các thuốc giảm đau lưng tại nhà. Lâu dần, sau một khoảng thời gian dài sử dụng người bệnh không chỉ bị đau nhức sống lưng mà còn kèm theo các bệnh lý khác về gan thận.

Vậy câu hỏi được nhiều bệnh nhân quan tâm là có nên uống thuốc giảm đau khi mắc bệnh không ? Theo các chuyên gia y tế, việc làm đầu tiên là nên được thăm khám sàng lọc bằng các biện pháp nghiệp vụ để tìm ra bệnh. Đối với một số người bệnh đây chỉ là những dạng viêm cơ xương khớp thông thường do tuổi tác, loãng hóa xương gây nên. Nhưng một số người là do bệnh lý như thoái hóa đốt sống lưng, xơ vữa động mạch, tắt nghẽn mạch máu, … Lúc này, tùy vào thể trạng người bệnh, mức độ đau và quá trình điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm đau ở từng giai đoạn cụ thể. Thuốc giảm đau tuy hiệu quả nhưng vẫn tồn tại song song nhiều bất lợi nếu sử dụng chúng quá liều lượng cho phép trên bao bì. Do vậy, khi sử dụng cần luôn có được sự tư vấn cần thiết từ các y bác sĩ có chuyên môn.  

Hạn chế những việc làm như sử dụng lại đơn thuốc đã kê cho người khác, sử dụng loại thuốc thay thế không phù hợp, … Tất cả những loại thuốc được sử dụng vào cơ thể chúng ta cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi lẽ không gì quan trọng và quý giá hơn sức khỏe của chính bản thân và mọi người xung quanh ta.

Cần cân nhắc, chọn lọc trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể mình
Cần cân nhắc, chọn lọc trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể mình
Categories
sốt cao uống thuốc không hạ

Sốt Cao Uống Thuốc Không Hạ Có Gây Nguy Hiểm Không ?

Mùa dịch bệnh, một số gia đình ái ngại chuyện đi đến các cơ sở y tế để thăm khám sức khỏe. Họ tích trữ những loại thuốc uống thông dụng, phổ biến trong tủ thuốc gia đình để sử dụng. Và một trong số các trường hợp sử dụng thuốc tự ý tại gia, không được chỉ định sẽ gây ra tình trạng người bệnh sốt cao uống thuốc không hạ. Vậy trong trường hợp này hoặc các loại bệnh khác được điều trị tại nhà sẽ ra sao ?

Sốt cao không hạ là một trong những lý do sử dụng thuốc sai cách.
Sốt cao không hạ là một trong những lý do sử dụng thuốc sai cách.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc tại gia

Sốt là loại bệnh khá phổ biến ở hầu hết mọi người, mọi độ tuổi khác nhau. Việc sốt cao cũng là chuyện thường thấy ở người bệnh, nhưng nếu uống thuốc nhưng không thể hạ sốt hoặc bị kéo dài cơn sốt 5 ngày liền thì nên nhanh chóng đưa đến bệnh viện theo dõi. Dẫu biết rằng thủ tục thăm khám tại các cơ sở y tế còn nhiều phức tạp và khó khăn, nhưng không thể tự ý điều trị tại nhà khi bệnh có dấu hiệu trở nặng. Đặc biệt, đối với nhóm trẻ nhỏ, việc trẻ sốt cao 39 độ không hạ là rất nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe về lâu dài. 

Theo hướng dẫn từ sự tư vấn của các chuyên gia y tế, để có thể điều trị bệnh tốt nhất việc đầu tiên là phải xác định đúng bệnh. Một số người khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức hơn ngày thường đã tự ý sử dụng những loại thuốc kháng sinh ngay, đây là việc làm không tốt chút nào. Cần xác định đúng hiện tượng sốt, sốt là khi cơ thể vượt ngưỡng 39 độ trở lên. Vậy thì khi thân nhiệt chúng ta ở  dưới 38 độ C và không cảm thấy có quá nhiều sự khó chịu, nên thư giãn vận động nhẹ, uống nước đun sôi để nguội nhiều để hạ nhiệt. Thay vì sử dụng thuốc kháng sinh, ta nên thay thế bằng các loại nước ép nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất để cung cấp lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Thay đổi nhiều thói quen xấu là cách để giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh, chống chọi lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Đây dẫu là thời điểm nhạy cảm, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, vì thế người bệnh cần cân nhắc tốt việc sử dụng thuốc và thăm khám đúng chỉ định để phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn khác.

Sốt cao gây ra nhiều sự khó chịu nhất định cho người bệnh
Sốt cao gây ra nhiều sự khó chịu nhất định cho người bệnh
Categories
ho sốt cao

Các Bệnh Về Đường Hô Hấp Gây Ho Sốt Cao

Trong thời điểm giao mùa là lúc bệnh về đường hô hấp trở nên phổ biến hơn. Triệu chứng điển hình là ho sốt cao, sổ mũi, đau họng… Dưới đây là những bệnh bất kỳ ai cũng có thể gặp nếu không giữ gìn sức khỏe.

1/ Những bệnh đường hô hấp thường gặp

Bệnh đường hô hấp nói chung là các nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhìn chung viêm đường hô hấp rất dễ chuyển sang mãn tính vì dễ lây và dễ tái phát. Những người thường xuyên tụ tập trong 1 không gian nhỏ là nơi dễ phát tán virus nhất. 

Các đặc trưng của bệnh về đường hô hấp đó là sốt ho từ nhẹ đến nặng, người mệt mỏi, uể oải, đau họng. khó nuốt, đau tai… Bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày tùy tình trạng. Một số trường hợp trở nặng vì biến chứng cần phải được điều trị kịp thời. 

Mùa lạnh là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp nhất
Mùa lạnh là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp nhất

Ho sốt do viêm đường hô hấp có thể lây nhiễm rộng do tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bằng cách hít vào những giọt bắn do ho hoặc hắt hơi hay chạm vào mũi, miệng của người bệnh, tiếp xúc với vật dụng có virus bám lên bề mặt…

Sốt cao ho nhiều do vi khuẩn có thể uống kháng sinh nhưng nếu bị do virus thì không nên. Nếu mắc bệnh hô hấp mạn tính muốn dứt điểm cần phải đi khám để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh hiện tại mới có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Những bệnh đường hô hấp dễ gặp nhất: cảm lạnh, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

Trẻ hen suyễn dễ bị dị ứng khi trời chuyển lạnh

2/ Hen suyễn ở trẻ

Nếu trẻ bị hen suyễn trước đó thì bố mẹ cần đặc biệt cẩn thận thời điểm giao mùa với nhiều loại virus bùng phát ở ngoài môi trường.  Vì trẻ khi đến trường học tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp khác nhau. Nguyên nhân khiến hen suyễn gia tăng thường do:

Bị nhiễm virus từ cộng đồng, nhất là thời điểm giữa cuối năm.

Trẻ tiếp xúc gần với những trẻ nhiễm virus khác.

Trẻ dễ bị khởi phát cơn hen suyễn do dị ứng lông chó mèo, phấn hoa, virus, ô nhiễm môi trường trong nhà hay bên ngoài…

Categories
sốt 39 độ cần làm gì

Sốt 39 Độ Cần Làm Gì: Phân Biệt Sốt Do COVID Và Sốt Xuất Huyết

Trong thời điểm dịch bệnh phức tạp như hiện nay, khi bị sốt ban đầu khó mà phân biệt được liệu người bệnh bị sốt do đâu. Sốt 39 độ cần làm gì? Dưới đây là một số cách giúp bạn phân biệt sốt xuất huyết và sốt COVID-19.

Nhận dạng sốt xuất huyết và sốt do COVID

Sốt xuất huyết khởi điểm là người bệnh sốt cao liên tục (39-40 độ C), ở trẻ sốt cao 4 ngày trở lên, trung bình kéo dài 2-7 ngày. Các dấu hiệu khác là đầu dữ dội vùng trán, đau hốc mắt, đau nhức cơ và khớp, bị sưng hạch bạch huyết và nổi ban đỏ. Giai đoạn xuất huyết dưới da diễn ra sau sốt, người bệnh có thể buồn nôn hoặc nôn nhiều, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chảy máu chân răng… 

Sốt xuất huyết làm trẻ sốt cao nổi ban đỏ
Sốt xuất huyết làm trẻ sốt cao nổi ban đỏ

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nếu trẻ mắc sốt xuất huyết mà không được điều trị kịp thời, rất dễ dẫn đến nhiều biến chứng trong đó nguy hiểm nhất là xuất huyết nặng, giảm tiểu cầu, suy đa chức năng… nghiêm trọng đến tính mạng.

Trong khi đó, sốt do COVID có thể biểu hiện là sốt từ nhẹ cho đến cao, đi kèm đó là triệu chứng khó thở, mất vị giác, đau nhức cơ thể, người mệt mỏi. 

Phân biệt 2 loại sốt

Điểm chung đó là bệnh truyền nhiễm do virus có khả năng tạo thành dịch. Triệu chứng lúc đầu giống nhau là sốt nhưng ngoài ra các yếu tố dịch tễ, đường lây truyền cũng như bệnh cảnh hoàn toàn khác nhau.

Nếu COVID-19 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn của người nhiễm bệnh, thì sốt xuất huyết lây truyền qua đường máu do muỗi vằn hút máu từ người bệnh lây sang người lành.

 Trẻ sốt do COVID thường bị mất vị giác, ho, khó thở
 Trẻ sốt do COVID thường bị mất vị giác, ho, khó thở

Đặc trưng điển hình của sốt xuất huyết đó là da xung huyết, da mặt và mắt đỏ, xuất huyết nội tạng.

Với người mắc COVID-19 thì có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như ho, khó thở, mất vị giác… Chăm sóc người bệnh như thế nào? Dù là sốt xuất huyết hay sốt do COVID-19 thì điều đầu tiên cần làm đó là hạ sốt. Ngoài chườm mát, uống nước bổ sung điện giải, nghỉ ngơi nhiều… nếu người bệnh sốt cao trên 38 độ C nên uống thuốc hạ sốt. Ở trẻ em uống thuốc hạ sốt chung với sữa được không? Điều này là không nên bởi vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Đo thân nhiệt người bệnh thường xuyên và đưa đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu trở nặng.

Categories
đau nhức mu bàn tay

Đau Nhức Mu Bàn Tay: Một Dạng Tổn Thương Khá Phổ Biến

Đau nhức mu bàn tay là một trong nhiều các biểu hiện khởi phát của các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp mu bàn tay, … Người bệnh cần nên thăm khám và kết hợp điều trị sớm, dứt điểm các cơn đau này, tránh để chúng kéo dài dai dẳng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Đau nhức mu bàn tay khiến các dây thần kinh tại đây chịu nhiều tổn thương
Đau nhức mu bàn tay khiến các dây thần kinh tại đây chịu nhiều tổn thương

Nguyên nhân và phương án điều trị bệnh

Giữa những ảnh hưởng nhất định từ dịch bệnh, nhiều người phải chuyển sang làm việc từ xa, việc ngồi đánh máy quá nhiều khiến cho tình trạng đau nhức gân tay diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Bệnh sẽ thường dễ bắt gặp ở những người làm việc văn phòng, kỹ sư, lái xe , … những công việc nặng, lao động tay chân. Khi bệnh còn ở trạng thái nhẹ thì các cơn đau nhức ngón tay chỉ đơn giản như kim đâm. Nhưng khi bệnh đã trở nặng hơn thì cảm thấy rất đau buốt ở cả 2 bên bàn tay, lúc này chúng ta nên sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt thông thường để xoa dịu chúng một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng một số loại tổn thương ở tay nhất định, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

Công việc văn phòng mùa dịch quá nhiều khiến cho chúng ta dễ gặp phải các cơn đau nhức bàn tay
Công việc văn phòng mùa dịch quá nhiều khiến cho chúng ta dễ gặp phải các cơn đau nhức bàn tay

Khi bệnh xuất hiện một thời gian dài về lâu dần người có thể mất cảm giác ở các ngón tay. Việc uống thuốc giảm đau ở giai đoạn này không còn giúp ích nhiều cho cơ thể, một số người bệnh dần có dấu hiệu lờn thuốc và các cơ ngón tay bị teo, suy yếu đi rất nhiều. Việc phẫu thuật cũng cần được tìm hiểu, hướng dẫn bởi sự giám sát của các chuyên gia y tế uy tín. Bệnh diễn biến tương đối nhanh, nếu chủ quan lơ là không quan tâm đến sức khỏe của bản thân, người bệnh sẽ phải trả giá đắt. Đau nhức mu bàn tay hoặc các cơn đau khác ở tay nếu được xử lý ngay từ sớm thì các chức năng hoạt động tại khu vực này đều sẽ thay đổi và cải thiện tốt hơn. Nhưng khi bệnh đã diễn biến trở nặng, khi các dây thần kinh phải chịu tổn thương quá lâu và nhiều, thì dù có phẫu thuật để giải quyết chúng từ chức năng hoạt động ở tay cũng sẽ mất một khoảng thời gian tương đối lâu để hồi phục hoàn toàn.

Categories
đau nhức sống lưng

Đau Nhức Sống Lưng Và Những Nguyên Nhân Gây Ra Bệnh Này

Đau nhức sống lưng cũng được đánh giá là hiện tượng mà hầu như người bệnh nào cũng từng gặp phải một vài lần. Tuy bệnh không nghiêm trọng nhưng do sự chủ quan, lơ là của người mắc bệnh mà chúng thường sẽ kéo dài rất lâu, dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề trong tương lai.

Đau nhức lưng khiến những hoạt động đơn giản cũng trở nên khó khăn
Đau nhức lưng khiến những hoạt động đơn giản cũng trở nên khó khăn

Đau nhức sống lưng là bệnh gì ?

Đau nhức lưng cũng là một triệu chứng nổi trội của các bệnh lý về xương khớp, cột sống. Người mắc bệnh sẽ dễ bị thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, viêm cơ khớp cổ, … Cơ thể bị cảm lạnh hoặc sốt cũng khiến chúng ta cảm thấy đau nhức vùng sống lưng này. Những va chạm mạng trong cuộc sống hoặc khiêng vác các vật nặng quá lâu, trong thời gian dài dẫn đến việc cong vẹo, đau nhức cột sống. Căn bệnh này đã khiến những sinh hoạt đơn thuần thường ngày trở nên nặng nề và khó khăn đi rất nhiều. Các dây thần kinh tại quanh khu vực này bị chèn ép, làm có tụ máu khó lưu thông dẫn đến những cơn đau buốt khó chịu ở vùng lưng này.

Khi cơn đau xuất hiện quá đột ngột, người bệnh sẽ lựa chọn phương án uống thuốc giảm đau lưng để xoa dịu tạm thời chúng. Vậy có nên uống thuốc giảm đau trong trường hợp này hay không ? Chắc hẳn ai cũng đều biết việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng sinh trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe nội tạng. Chúng không chỉ khiến cơ thể bị lờn thuốc, kém hiệu quả mà còn gây ra tình trạng suy thận, viêm gan rất khó điều trị. Một số người bệnh còn dị ứng với các thành phần có trong thuốc giảm đau. Vài người khác còn xem thuốc giảm đau như một dạng ma túy, hoặc chất gây nghiện cho cơ thể.

Các cơn đau cơ xương khớp ở lưng kéo dài có thể gây ra tình trạng liệt nửa người
Các cơn đau cơ xương khớp ở lưng kéo dài có thể gây ra tình trạng liệt nửa người

Đối với phụ nữ khi mang thai, các cơn đau sẽ diễn ra với tần suất cao hơn và không được sử dụng thuốc kháng sinh, bởi chúng sẽ tác động trực tiếp lên thai nhi. Bên cạnh đó, hầu hết các trường hợp đau lưng đều bắt nguồn từ các nhóm bệnh cột sống gây nên. Các phương án điều trị bệnh tuy không đơn giản nhưng đồng thời cũng không quá phức tạp và tốn kém. Tùy vào tình trạng bệnh mà người mắc có thể cân nhắc linh động sử dụng tây y hoặc đông y để kết hợp điều trị bệnh cho hiệu quả nhất.

Categories
sốt cao đột ngột

Sốt Cao Đột Ngột: Sốt Phát Ban Hay Sốt Xuất Huyết?

Sốt phát ban và sốt xuất huyết dễ nhầm lẫn vì đều có dấu hiệu như sốt cao đột ngột, da nổi mẩn đỏ… Thông tin dưới đây trong bài sẽ giúp bạn tìm hiểu đặc điểm của 2 loại sốt này.

1/ Sốt phát ban

2 đặc điểm nổi bật nhất của bệnh là lên cơn sốt và nổi ban đỏ, do virus gây ra. Trẻ nhỏ rất dễ bị sốt phát ban, do bị lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi họng lúc người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Sau khoảng 7 ngày kể từ khi ủ bệnh, trẻ sẽ có những dấu hiệu như sau: 

Sốt từ nhẹ cho đến cao (từ 38 – 40 độ C), sốt từng cơn, có thể sốt 2 pha. Sốt 2 pha là gì? Là sốt tái lại sau khi đã hạ sốt trước đó.

Sau sốt bị nổi mẩn đỏ. Nổi mẩn đỏ trên da thường xuất hiện trong vòng 12 – 24 giờ kể từ sau sốt. Mức độ nổi ban đỏ dựa theo đặc điểm của virus gây bệnh và cơ địa của mỗi trẻ. Một đặc điểm khác với sốt xuất huyết đó là khi ấn tay vào vùng nổi ban đỏ sẽ thấy các nốt này biến mất nếu da được căng ra. Hiện tượng phát ban trên da xuất hiện từ 3 đến 5 ngày rồi biến mất.

Đặc trưng của sốt phát ban là nổi mẩn đỏ khắp người
Đặc trưng của sốt phát ban là nổi mẩn đỏ khắp người

Các dấu hiệu khác: sổ mũi, hắt hơi, uể oải, đỏ mắt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, bị tiêu chảy. Ngoài ra còn một số trẻ cảm thấy bị đau họng, sưng hạch ở cổ.

Vào ngày thứ 4 trở đi trẻ sẽ giảm sốt dần, trẻ tự ăn uống được. Thế nhưng nếu không hạ sốt và điều trị kịp thời trẻ có thể gặp các biến chứng như: Viêm phổi nặng, viêm tai giữa, viêm màng não, viêm loét giác mạc, suy dinh dưỡng.

2/ Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết do virus Dengue, lây qua vật trung gian là muỗi hút máu người mắc bệnh rồi truyền sang cho người bình thường. Dịch sốt xuất huyết hay bùng phát vào mùa mưa. Diễn biến bệnh khá phức tạp nếu không được phát hiện sớm thì sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, thậm chí tử vong. 

Người bệnh sốt từ 39 – 40 độ C, kéo dài trong 2 – 7 ngày. Thuốc hạ sốt khó đáp ứng như sốt thông thường.

Các nốt xuất huyết dưới da
Các nốt xuất huyết dưới da

Sau sốt xuất huyết có biểu hiện phát ban xuất huyết. Dễ thấy những nốt ban dạng chấm đỏ hoặc giống tụ máu bầm dưới da, xuất huyết còn xảy ra ở niêm mạc miệng như chảy máu chân răng, mũi như chảy máu cam, tròng mắt đỏ, người bệnh có thể bị buồn nôn hoặc nôn ói.

Giai đoạn xuất huyết rất nguy hiểm, thường xảy ra vào ngày thứ 3 – 7 kể từ lúc sốt. Với trẻ bị béo phì hoặc dưới 12 tháng tuổi, nếu không được đưa đi điều trị thì rất dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nặng dẫn đến sốc, tử vong. 

Categories
trẻ em sốt cao thì làm thế nào

Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào Hạ Sốt Tại Nhà?

Sốt cao nếu không xử lý kịp có thể dẫn đến nhiều rủi ro biến chứng nguy hiểm hơn. Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Dưới đây là một số cách hạ sốt hiệu quả mà bố mẹ có thể thực hiện tại nhà.

1/ Lau người bằng nước ấm

Để hạ sốt hiệu quả, bố mẹ cần biết cách thực hiện sao cho đúng.  Cởi quần áo của trẻ rồi lấy khăn mềm thấm nước ấm (lưu ý nước âm ấm không quá nóng), vắt bớt nước sau đó lau vùng nách và bẹn của trẻ. Tiếp đến lấy khăn ấm lau toàn thân. Việc này có tác dụng làm giãn mạch máu hỗ trợ hạ sốt, làm mát cơ thể. Sau 30 phút đến 1 tiếng bạn có thể đo thân nhiệt lại cho trẻ, nếu thấy nhiệt độ giảm tức là bé đã hạ sốt. 

Lau bằng khăn ấm giúp hạ nhiệt cho trẻ
Lau bằng khăn ấm giúp hạ nhiệt cho trẻ 

2/ Uống nhiều nước

Trẻ 3 tuổi sốt cao bị mất nhiều nước. Lúc này bạn nên cho con uống nhiều nước hơn, có thể là nước lọc, nước trái cây hoặc dung dịch điện giải oresol để bù lại lượng nước mất đi. Nấu các món ăn lỏng, dễ nuốt dễ tiêu như cháo, súp giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và đây cũng là cách bù nước cho trẻ.

Sốt cao ở trẻ sơ sinh nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Trẻ đang ăn dặm nên cho ăn những món đầy đủ dinh dưỡng, giúp giải cảm, hạ sốt.

3/ Dùng thuốc hạ sốt

Trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên có thể cho uống thuốc hạ sốt. Trẻ có thể uống paracetamol ở dạng gói hay sirô vì đây là loại được bào chế riêng phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có tác dụng hạ sốt hiệu quả. Sau khi uống 30 phút thuốc sẽ phát huy công dụng và hiệu quả có thể kéo dài từ 4 – 6 giờ. Chú ý dùng đúng liều lượng chỉ định là 10 – 15mg/kg thể trọng/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Số lần dùng thuốc tối đa 3 – 4 lần/ngày, tổng liều lượng không quá 60mg/kg thể trọng/ngày. Nếu trẻ đang ngủ, mệt không uống trực tiếp được bạn có thể dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn, tuy nhiên hiệu quả chậm hơn đường uống.

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt phù hợp
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt phù hợp

Dựa theo cân nặng hiện tại của trẻ mà bố mẹ cân nhắc liều dùng phù hợp. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc cho trẻ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng cũng như tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất.