Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Coi Chừng Nhiễm Khuẩn Đường Ruột

Sốt cao và nôn ở trẻ em là biểu hiện thường gặp của nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu không được xử lý đúng cách, sức khỏe của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Cùng tìm hiểu về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.

1/ Vì sao trẻ bị nhiễm khuẩn?

Khi bị các virus, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột, sẽ có biểu hiện như sốt cao nôn ở trẻ em, đi ngoài nhiều, phân có chứa chất nhầy… Các triệu chứng xuất hiện từ 2 đến 5 ngày. 

Một số nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ: 

  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Ăn thực phẩm thiếu vệ sinh, bị nhiễm khuẩn. 
  • Ăn thực phẩm tái, ôi thiu, nguội không được làm nóng. 
  • Nhiễm khuẩn do sống tại nơi có dịch tiêu chảy cấp.
  • Tác dụng phụ của thuốc.
Ăn thức ăn nhiễm khuẩn khiến trẻ bị sốt và nôn
Ăn thức ăn nhiễm khuẩn khiến trẻ bị sốt và nôn

Để nhận biết trẻ có bị nhiễm khuẩn đường ruột hay không, bố mẹ cần chú ý các đặc điểm như sau:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội, quấy khóc liên tục.
  • Số cao, có thể trẻ sốt cao trên 40 độ.
  • Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, trong phân có chất nhầy.
  • Buồn nôn, nôn sau khi ăn.
  • Da trẻ tái xanh, thiếu nước. 

2/ Xử lý thế nào?

Tùy theo biểu hiện bên ngoài của trẻ mà chọn cách chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn mức độ nhẹ, bố mẹ có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm sau vài ngày bằng cách:

Trẻ sốt cao ăn vào nôn ra kèm đi ngoài sẽ mất đi lượng nước đáng kể. Bạn nên tăng cường cho trẻ uống nước và bù điện giải. Với trẻ sơ sinh còn bú mẹ, nên tăng số cữ bú hơn bình thường. Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp đường ruột của trẻ có nhiều lợi khuẩn, tăng cường đề kháng chống lại nhiễm trùng. Trẻ trên 6 tháng đang trong quá trình ăn dặm, có thể uống sinh tố hay nước trái cây giàu kali như chuối, cam, nước dừa…

Cho trẻ uống nhiều nước bù điện giải
Cho trẻ uống nhiều nước bù điện giải

Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không được bỏ bữa. Không nên ăn quá no phòng trường hợp trẻ nôn trớ đầy bụng khó tiêu. Bạn nên nấu cho trẻ những món dễ ăn như cháo, súp…

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng, có biểu hiện như sốt cao không hạ, phẫn lẫn máu máu, tiêu chảy nhiều ngày với tần suất 5 – 6 lần/ngày, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt. Không nên tự ý cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc gì, nhất là thuốc đau bụng hoặc kháng sinh, vì có tác dụng phụ với trẻ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *