Categories
sốt cao đột ngột

Trẻ Sốt Cao Đột Ngột, Chân Tay Lạnh Là Bị Gì?

Về đêm bỗng nhiên trẻ sốt cao đột ngột nhưng trán nóng còn chân tay lạnh, điều này làm không ít bố mẹ lo lắng mất ngủ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ tại đây.

Nhận biết trẻ bị sốt

Các triệu chứng điển hình khi trẻ sốt: sờ trán thấy nóng, toàn thân mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc… Tuy nhiên nếu thấy chân tay trẻ lạnh thì có thể là do virus đã tấn công vào mao mạch, gây rối loạn vận động mạch, khiến cho nhiệt độ chân tay thấp hơn so với trán, nách, bẹn…

Trẻ quấy khóc, ra mồ hôi nhiều… rất có thể do bị sốt
Trẻ quấy khóc, ra mồ hôi nhiều… rất có thể do bị sốt

Dấu hiệu cho thấy trẻ sốt cao trên 39 độ, ngưỡng rất dễ bị co giật:

  • Mặt đỏ lên.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, đổ mồ hôi.
  • Chân tay sờ thấy lạnh trong nhiều giờ.
  • Sốt cao không có dấu hiệu giảm.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, ngủ nhiều.

Với trẻ sốt dưới 38,5 độ C, những việc mẹ cần làm chỉ là nới bớt quần áo, để trẻ nghỉ ngơi và lau mát người. Sốt là cách cơ thể phản ứng với virus xâm nhập không nên lo lắng quá nhé! Ở ngưỡng này không cần dùng thuốc hạ sốt.

Theo dõi thân nhiệt cho bé
Theo dõi thân nhiệt cho bé

Nhưng đối với trẻ em sốt cao thì làm thế nào?  Trước tiên cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây sốt cao không thuyên giảm. Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chẩn đoán tìm nguyên nhân. 

Nhà có trẻ nhỏ không thể thiếu dụngg cụ đo nhiệt độ đề phòng những trường hợp sốt cao giật mình. Nhiệt kế dễ dàng tìm mua ở hiệu thuốc hoặc cửa hàng dụng cụ y khoa. Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân bạn nên mua loại đặt hậu môn nhé!

Chăm sóc trẻ nhanh hạ sốt

Để trẻ hạ sốt, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày. Bởi vì khi bị sốt trẻ sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không bay hơi mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể, rất dễ bị ho sốt cao

Để trẻ có sức đề kháng, khi bị bệnh bạn nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm và lỏng để để dễ tiêu hóa hơn.  Thực đơn cho bé vẫn nên duy trì như bình thường, nhất là khẩu phần ăn cần đầy đủ các chất như đạm, tinh bột, béo và đường.

Do trẻ còn mệt, chưa thể ăn nhiều nên bạn có thể chia nhỏ bữa ra để trẻ ăn nhiều lần trong ngày. Trẻ bị sốt quan trọng nhất là được bổ sung nước đầy đủ. Với những trẻ còn dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm cữ bú nhằm đảm bảo đề kháng. 

Categories
sốt cao đột ngột

Trẻ Sốt Cao Đột Ngột: Có Nên Mở Điều Hòa Để Hạ Sốt?

Sốt cao đột ngột ở trẻ xảy ra bất ngờ, nhất là khi vào ban đêm khiến nhiều phụ huynh bối rối “không kịp trở tay”. Dưới đây là một số cách ứng phó nhanh khi thấy trẻ bị sốt, bố mẹ cùng theo dõi nhé!

Mặc quần áo mỏng và thoáng

Trẻ bị sốt cao giật mình, để nhanh chóng hạ thân nhiệt bạn cần cởi bớt quần áo của trẻ (nếu bé đang mặc quá dày). Vì quần áo được xem như là chất cách điện, làm ngăn ngừa nhiệt thoát ra từ bề mặt da vào môi trường. Khi thấy trẻ sốt bạn không nên quấn chăn, bật máy sưởi hay để bé mặc quần áo có chất liệu len, kaki, jeans… khó thấm hút.

Trẻ bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát
Trẻ bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát

Nằm ở chỗ thoáng mát 

Khi tiết trời nóng bức, trẻ đang bị sốt bạn có thể bật quạt máy điều hòa để không khí được lưu thông mát mẻ hơn. Tuy nhiên, trẻ đang ho sốt cao thì không nên nằm quá gần các thiết bị làm mát này. Vì điều này có thể khiến trẻ ho nhiều hơn, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều cũng dễ làm trẻ sốt nóng lạnh. Khi nhiệt độ môi trường giảm, không nhất thiết phải dùng thiết bị điều hòa không khí.

Cho bé ngủ đầy đủ

Trẻ bị sốt, nhất là sốt cao trên 39 độ khiến cơ thể mất sức, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, quấy khóc… Nghỉ ngơi trên giường sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tạo không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Chú ý khi thấy trẻ nằm ngủ li bì khó đánh thức, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. 

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung nước

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Trong thời gian sốt, trẻ rất dễ bị mất nước. Nước trong cơ thể thất thoát ra ngoài chủ yếu ở dạng mồ hôi trong và sau khi sốt. Sốt kèm nôn ói hoặc bị tiêu chảy liên tục thì càng khiến cho tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên cho trẻ uống dung dịch bù nước và chất điện phân tối ưu để giảm thiểu mất nước cũng như giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt 

Trẻ sốt trên 38,5 độ C bạn có thể cho uống thuốc hạ sốt. Phổ biến nhất là paracetamol có thể sử dụng cho trẻ em ở dạng gói bột, siro hoặc viên đạn nhét hậu môn. Cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng tính theo cân nặng, không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau cùng 1 lúc và mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 tiếng. Đừng quên theo dõi thân nhiệt sau khi uống 30 phút để kiểm tra bé có hạ sốt chưa nhé!

Categories
ho sốt cao

Các Bệnh Về Đường Hô Hấp Gây Ho Sốt Cao

Trong thời điểm giao mùa là lúc bệnh về đường hô hấp trở nên phổ biến hơn. Triệu chứng điển hình là ho sốt cao, sổ mũi, đau họng… Dưới đây là những bệnh bất kỳ ai cũng có thể gặp nếu không giữ gìn sức khỏe.

1/ Những bệnh đường hô hấp thường gặp

Bệnh đường hô hấp nói chung là các nhiễm trùng xảy ra ở phổi, ngực, xoang, mũi và cổ họng. Nhìn chung viêm đường hô hấp rất dễ chuyển sang mãn tính vì dễ lây và dễ tái phát. Những người thường xuyên tụ tập trong 1 không gian nhỏ là nơi dễ phát tán virus nhất. 

Các đặc trưng của bệnh về đường hô hấp đó là sốt ho từ nhẹ đến nặng, người mệt mỏi, uể oải, đau họng. khó nuốt, đau tai… Bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày tùy tình trạng. Một số trường hợp trở nặng vì biến chứng cần phải được điều trị kịp thời. 

Mùa lạnh là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp nhất
Mùa lạnh là lúc trẻ dễ bị viêm đường hô hấp nhất

Ho sốt do viêm đường hô hấp có thể lây nhiễm rộng do tiếp xúc gần với người bị bệnh. Bằng cách hít vào những giọt bắn do ho hoặc hắt hơi hay chạm vào mũi, miệng của người bệnh, tiếp xúc với vật dụng có virus bám lên bề mặt…

Sốt cao ho nhiều do vi khuẩn có thể uống kháng sinh nhưng nếu bị do virus thì không nên. Nếu mắc bệnh hô hấp mạn tính muốn dứt điểm cần phải đi khám để bác sĩ theo dõi tình hình bệnh hiện tại mới có thể đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.

Những bệnh đường hô hấp dễ gặp nhất: cảm lạnh, viêm phổi, viêm xoang mãn tính, viêm phế quản, viêm mũi, viêm họng liên cầu khuẩn và cúm.

Trẻ hen suyễn dễ bị dị ứng khi trời chuyển lạnh

2/ Hen suyễn ở trẻ

Nếu trẻ bị hen suyễn trước đó thì bố mẹ cần đặc biệt cẩn thận thời điểm giao mùa với nhiều loại virus bùng phát ở ngoài môi trường.  Vì trẻ khi đến trường học tiếp xúc với nhiều loại virus bệnh đường hô hấp khác nhau. Nguyên nhân khiến hen suyễn gia tăng thường do:

Bị nhiễm virus từ cộng đồng, nhất là thời điểm giữa cuối năm.

Trẻ tiếp xúc gần với những trẻ nhiễm virus khác.

Trẻ dễ bị khởi phát cơn hen suyễn do dị ứng lông chó mèo, phấn hoa, virus, ô nhiễm môi trường trong nhà hay bên ngoài…

Categories
ho sốt cao

Trẻ Ho Sốt Cao Về Đêm, Nguyên Nhân Do Đâu?

Không nên cho trẻ ăn lúc gần đi ngủ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ không phải đói bụng về đêm. Kê cao gối hơn đầu một chút để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Bố mẹ nên cân nhắc dùng thuốc trị ho hay viêm họng cho trẻ.Thay vào đó có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa ho cho trẻ an toàn, lành tính như sử dụng lá diếp cá, quất hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp đường phèn.Khi trẻ bị sốt, tích cực cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước trái cây hoặc Oresol mang lại hiệu quả giảm sốt. Đo thân nhiệt trẻ 2 tiếng 1 lần. Nếu tình trạng sốt cao ho nhiều không cải thiện dù làm nhiều cách hạ sốt, bố mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Trẻ bị ho sốt cao về đêm là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên lại khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc trẻ bố mẹ có thể thực hiện tại nhà. 

1/ Vì sao trẻ ho sốt?

Ho là một phản ứng tự nhiên để bảo vệ hệ hô hấp trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm, virus. Ho cũng có tác dụng đẩy các dị vật ra khỏi đường thở nhanh chóng. Tương tự như ho, sốt cũng là phản ứng chống lại vi khuẩn và virus.

Ho sốt đi kèm với nhau có khả năng cao là bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những nguyên nhân phổ biến:

Chênh lệch nhiệt độ: Về đêm nhiệt độ hạ xuống thấp hơn ban ngày. Nhất là vào mùa lạnh, nếu không  được giữ ấm cơ thể, trẻ dễ bị sốt lạnh run. Nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngoài môi trường thay đổi liên tục khiến cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp.

Trời lạnh khiến trẻ dễ bị ho sốt hơn
Trời lạnh khiến trẻ dễ bị ho sốt hơn

Một nguyên nhân khác có thể đến từ môi trường sống bị ô nhiễm, khiến trẻ dễ mắc các phải các bệnh về đường hô hấp, thường có biểu hiện đầu tiên là ho và sốt.

Mẹ cho bé ăn và bú quá nhiều vào ban đêm sát giờ đi ngủ, trẻ dễ bị hội chứng trào ngược axit, gây kích thích cổ họng dẫn đến ho.

2/ Xử lý thế nào?

Một số cách dưới đây có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu nếu trẻ bị ho sốt nhẹ:

Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt và chữa ho về đêm cho bé hiệu quả nhất:

Lấy khăn sạch thấm nước ấm rồi lau các vùng nách, bẹn nhằm hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, có thể dùng đến thuốc hạ sốt nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Lau người bằng nước ấm giúp trẻ hạ sốt
Lau người bằng nước ấm giúp trẻ hạ sốt

Không nên cho trẻ ăn lúc gần đi ngủ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ không phải đói bụng về đêm. Kê cao gối hơn đầu một chút để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Bố mẹ nên cân nhắc dùng thuốc trị ho hay viêm họng cho trẻ.Thay vào đó có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa ho cho trẻ an toàn, lành tính như sử dụng lá diếp cá, quất hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp đường phèn.Khi trẻ bị sốt, tích cực cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước trái cây hoặc Oresol mang lại hiệu quả giảm sốt. Đo thân nhiệt trẻ 2 tiếng 1 lần. Nếu tình trạng sốt cao ho nhiều không cải thiện dù làm nhiều cách hạ sốt, bố mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nhé!