Categories
sữa rửa mặt tốt cho da dầu mụn nhạy cảm

Sữa Rửa Mặt Tốt Cho Da Dầu Mụn Nhạy Cảm Có Nên Chứa BHA?

BHA là hoạt chất tốt cho việc trị mụn, thế nhưng cũng có thể gây kích ứng cho da. Vậy sữa rửa mặt tốt cho da dầu mụn nhạy cảmcần phải có BHA hay không? Cùng tìm hiểu tại đây nhé!

Tác động của BHA với da

BHA phù hợp với làn da dầu, dễ nổi mụn. Sữa rửa mặt cho da mụn dầu nhạy cảm khi có BHA sẽ hỗ trợ cho việc làm sạch sâu lỗ chân lông, có thể đẩy mụn ẩn. Hiện tượng hay gặp khi bạn dùng sản phẩm chứa BHA đó là da có thể lên nhiều mụn hơn, nhưng sau đó nhanh chóng gom cồi và dễ lấy nhân hơn.

Tuy nhiên đây cũng chính là thủ phạm làm da nhạy cảm dễ kích ứng. Nếu lần đầu bạn dùng sữa rửa mặt dành cho da dầu mụn nhạy cảmchứa BHA, có khả năng bạn không hợp với sản phẩm đó và khiến cho da lên mụn liên tục không dứt.

Sữa rửa mặt chứa BHA giúp làm sạch sâu

Do đó tốt nhất chỉ nên sử dụng hạn chế, chỉ 2-3 ngày trong các tuần đầu tiên và theo dõi phản ứng trên da nhé!

Khi chọn mua những sản phẩm dành cho da nhạy cảm có chứa BHA, bạn cần trải qua thời gian thử nghiệm ít nhất 6 tuần đầu tiên. Nếu phù hợp, da bạn sẽ có hiện tượng đẩy mụn, giảm lượng mụn đầu đen và đầu trắng, mụn ẩn ít đi. Còn ngược lại, khi thấy mụn không ngừng xuất hiện, da khô, ngứa rát… bạn nên dừng ngay.

Sử dụng sản phẩm có BHA cần thời gian theo dõi

Về thành phần, chú ý xem nồng độ BHA trong sản phẩm là bao nhiêu. Tốt nhất là nằm ở giữa hoặc gần dưới bảng thành phần. Nên sử dụng BHA dưới 2% và độ pH từ 3–4.

Da dầu, da nhạy cảm nên dùng sữa rửa mặt gìhạn chế kích ứng? Nếu bạn vẫn muốn dùng các sản phẩm làm sạch sâu cho da, hãy chọn sản phẩm có nồng độ BHA thấp nhất để tránh tình trạng khô căng cho da.

Với đối tượng phụ nữ đang mang thai và cho con bú, nếu muốn dùng sản phẩm chứa BHA hay AHA tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Categories
sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm

Cách Chọn Thành Phần Trong Sản Phẩm Chăm Sóc Da Nhạy Cảm

Chọn mua sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm bạn cần trang bị một vài kiến thức về thành phần nào phù hợp cho làn da của bạn. Dưới đây là một số thành phần nên và không nên có trong sữa rửa mặt cho nhạy cảm.

Sữa rửa mặt cho da nhạy cảm nên có thành phần gì?

Theo chuyên gia da liễu thì những sản phẩm dành cho da nhạy cảm phải có các thành phần nuôi dưỡng, không gây kích ứng và nhẹ dịu cho da. Những thành phần phổ biến nhất đó là Aqua (nước), glycerin, Pathenol.

Aqua: có chức năng hòa tan các thành phần khác trong sản phẩm và đồng nhất nhũ tương. Đây được xem là thành phần tự nhiên không gây hại và an toàn với mọi loại da đỏng đảnh nhất.

Chọn đúng sản phẩm cho da qua bảng thành phần

Glycerin: Là dạng alcohol thiên nhiên, cấu tạo nên chất béo trong cơ thể động vật. Có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da, ngoài ra còn giúp da săn chắc, mềm mại và căng mọng. Nếu bạn có da khô nhạy cảm, nên dùng sữa rửa mặt nào? Chú ý đến sản phẩm có glycerin nhé!

Pathenol: Khi được hấp thụ thì pathenol biến đổi thành vitamin B5, dưỡng ẩm và tái tạo cho làn da bạn. Hoạt chất này còn thúc đẩy quá trình sản xuất các nguyên bào sợi trong lớp trung bì, hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa và tái cấu trúc cho da. Vậy da nhạy cảm nên dùng sữa rửa mặt gìhạn chế kích ứng? Chắc chắn không thể thiếu thành phần này rồi!

Những thành phần không tốt cho da nhạy cảm

Cồn: cồn làm khô da và mất đi lớp màng ẩm trên da, từ đó khiến da tiết dầu nhiều hơn. Sử dụng sản phẩm chứa nhiều cồn khiến da trở nên mỏng và yếu đi trông thấy.

Tránh một số thành phần không hợp với da nhạy cảm

Hương liệu: sữa rửa mặt cho da mụn dầu nhạy cảm không nên có hương liệu, bởi vì rất dễ gây phản ứng trên da. Thậm chí dùng thường xuyên trong thời gian dài có thể phá hủy collagen, giảm khả năng phục hồi của da, từ đó da nhanh lão hóa hơn.

Paraben: sử dụng sản phẩm có methylparaben trên da có thể làm tăng phản ứng tiêu cực với tia UVB, da trở nên sạm màu hơn, từ đó làm da nhạy cảm với môi trường bên ngoài hơn bao giờ hết. Nếu bạn có làn da nhạy cảm nên cẩn trọng nếu trong bảng thành phần có chứa một trong các chất sau: isopropylparaben, isobutylparaben, pentylparaben, phenylparaben, benzylparaben.

Categories
da nhạy cảm

Chăm Sóc Da Nhạy Cảm Cần Chú Ý Điều Gì?

Da nhạy cảm mang đến cho bạn sự phiền toái vì có thể “dở chứng” bất cứ lúc nào? Để da nhạy cảm không bị kích ứng, dưới đây là một số lưu ý cho làn da “khó chiều” này.

Chọn đúng đồ dưỡng da

Da nhạy cảm vốn dĩ có lớp màng bảo vệ khá mỏng, thường xuyên thiếu độ ẩm nên da luôn trong tình trạng khô căng thiếu sức sống. Do đó bạn phải có ngay 1 bộ sản phẩm chăm sóc da nhạy cảm chuyên biệt để giúp dưỡng ẩm, bảo vệ da. Không nên chọn tùy ý sản phẩm dưỡng ẩm, bởi không phải loại nào cũng hợp với làn da rất dễ phản ứng bởi thành phần lạ.

Việc dưỡng ẩm nên thực hiện hàng ngày. Lưu ý: không nên bôi kem ngay sau khi vừa rửa mặt xong. Tốt nhất là 10 phút sau khi làm sạch da bạn nên bắt đầu sử dụng sản phẩm cho da nhạy cảm. Bởi vi lúc này, da đã lấy lại được độ căng nhất định, làm các dưỡng chất nhanh thấm vào da hơn.

Dùng sản phẩm riêng cho da nhạy cảm nhanh hồi phục

Kiểm tra phản ứng của da

Không phải bất cứ sản phẩm dành cho da nhạy cảm nào cũng hợp với da bạn, dù nó có đáp ứng đầy đủ mọi yếu tố mà bạn cần thì bạn vẫn nên kiểm tra trước khi dùng. Da mặt khi kích ứng sẽ mẩn đỏ, lên mụn đầu trắng, mụn viêm… cho nên bạn có thể thử một chút ở phần da vùng quai hàm. Để yên trong 24 giờ và theo dõi liệu da bạn có phản ứng hay không.

Thử phản ứng của da trước khi dùng

Phải dùng kem chống nắng

Nhiều người có thói quen không dùng kem chống nắng khi ra đường. Dưới tác động của môi trường, tia tử ngoại, da bạn sẽ bị thương tổn dẫn đên tình trạng bị mụn, dầu nhờn… Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo những sản phẩm dành cho da nhạy cảm có tác dụng chống nắng tốt, để da luôn được che chắn, bảo vệ.

Cho da khỏe từ bên trong

Có thể nhiều bạn chưa biết, rằng các yếu tố bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến cho da bạn xuất hiện dầu nhờn và trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Điều này có nghĩa là bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố. Trường hợp này, hãy tích cực cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin có trong rau, củ quả. Uống nhiều nước, sử dụng thực phẩm chức năng… và trên hết là có chế độ ăn ngủ lành mạnh, khoa học.