Ngày nay, tại các tủ thuốc gia đình thông thường sẽ luôn được chuẩn bị sẵn một số nhóm thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, panadol, efferalgan, … Ngay khi cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức là có thể sử dụng được ngay lập tức. Thậm chí, tại một số gia đình, thói quen uống thuốc một cách tùy tiện như thế này sẽ khiến cơ thể phải chịu những tác hại khôn lường.

Nguyên tắc cần biết khi sử dụng thuốc
Thuốc hạ sốt trên thị trường tồn tại rất nhiều chủng loại, với sự đa dạng khác nhau. Tuy được xem là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ thông thường dùng, nhưng chúng vẫn có nhiều lưu ý, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em và người lớn tuổi. Vậy khi trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Nhiều cơn sốt, đau nhức trên cơ thể khiến trẻ nhỏ có cảm giác khó, quấy khóc kéo dài. Để vơi bớt cảm giác bức bối ấy, thuốc giảm đau thường được nhiều cha mẹ tùy nghi sử dụng. Các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ nhỏ như thế này phần lớn đều mang lại hiệu quả rõ rệt ngay sau khi sử dụng, khiến cho trẻ nhanh chóng được hạ sốt và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhưng bên cạnh đó, một số phụ huynh khi nhận thấy trẻ nhỏ sốt cao uống thuốc không hạ sẽ ngay lập tức có xu hướng tăng liều dùng lên cho trẻ. Đây là việc làm không nên, bởi lẽ ở mỗi một độ tuổi, cơ thể trẻ sẽ có những thích ứng với cơ chế của thuốc khác nhau.
Để hạn chế được tối đa những bất lợi từ việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt, người bệnh nên ghi nhớ không được sử dụng quá liều đã được in trên bao bì sản phẩm. Khi có thêm bất kỳ nhu cầu sử dụng nào, nằm ngoài đơn thuốc đã được kê toa thì phải luôn có sự giám sát, đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau quá liều sẽ làm cho công tác chuẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn. Dù bất kỳ là sử dụng những dạng thuốc giảm đau nào, nhưng khi sử dụng vô tội vạ sẽ làm cho chúng ta bỏ sót những dấu hiệu cơ bản cần được phát hiện sớm từ các bệnh lý nguy hiểm khác. Luôn luôn lắng nghe sự tham vấn từ các y bác sĩ có uy tín, tránh pha trộn các loại thuốc giảm đau hạ sốt để sử dụng.
