Categories
trẻ sơ sinh bị ho

Trẻ sơ sinh bị ho có đáng lo lắng không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho, bố mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện khác đi kèm để phát hiện những vấn đề sức khỏe nếu có. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Giải mã cơn ho của bé

Ho là phản ứng sinh lý của cơ thể để khi hệ hô hấp có đờm, nước mũi hoặc dị vật được đưa ra bên ngoài. Đây cũng là cách cơ thể tự bảo vệ trước các tác nhân xâm nhập.

Tre bi ho nhieu thường ở 2 dạng chính:

Ho khan: xảy ra nhiều nhất khi trẻ bị dị ứng hay cảm lạnh, hơi thở khò khè.

Ho có đờm: dấu hiệu khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, mỗi lần ho sẽ khạc ra chất nhầy có màu xanh hoặc trắng.

Trẻ bị ho do cảm cúm, cảm lạnh

Những nguyên nhân làm bé ho phổ biến như: nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus), viêm mũi dị ứng, hít phải khói bụi, khí trời lạnh. Trào ngược dạ dày thực quản, mắc các bệnh về phổi hay tim…

Trị ho cho bé nên làm gì?

Muốn trị ho cho trẻ sơ sinh, trước tiên phải biết nguyên nhân khiến bé ho là gì. Nếu bé bị cảm lạnh, có thể dùng thuốc hạ sốt (sốt trên 38,5 độ C) và thuốc trị ho phù hợp với bé theo độ tuổi và cân nặng.  

Nếu bé bị ho kéo dài, rất có thể tình trạng đã trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm phổi. Bạn có thể áp dụng một số cách chữa ho ở trẻ sơ sinh tại nhà từ thảo dược để làm dịu cơn ho của bé.

Tùy theo nguyên nhân gây ho mà có cách điều trị thích hợp

Nếu bé có tiền sử dị ứng, không nên cho bé tiếp xúc với các nguồn lây dị ứng. Nhiệt độ phòng điều chỉnh hợp lý, không quá nóng hay quá lạnh.

Khi trẻ ăn dặm mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất phytochemical, có nhiều trong trái cây và rau xanh đậm, vàng và đỏ.

Tập cho trẻ ho vào khăn giấy hoặc khuỷu tay, không nên che miệng bằng bàn tay vì dễ lây virus ngược lại.

Ho kéo dài trên 1 tuần, dù đã áp dụng nhiều cách trị ho cho trẻ sơ sinh nhưng không thuyên giảm thì bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!

Categories
tre con hay khoc dem

Trẻ con hay khóc đêm nguyên nhân do đâu?

Chắc hẳn bố mẹ nào cũng từng đối mặt với việc tre con hay khoc dem. Nguyên nhân của hiện tượng này do đâu, có được xem là bình thường không? Cùng tìm hiểu câu trả lời tại đây.

Giải mã lý do bé khóc đêm

Trẻ sơ sinh quấy khóc đêm thường diễn ra nhiều nhất trong những tháng đầu đời. Tuy nhiên nếu bé quấy khóc không quá lâu và dễ vào lại giấc ngủ thì không cần quá lo lắng. Còn tình trạng khóc kéo dài rất có thể bé đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe. Những nguyên nhân chính khiến giac ngu tre so sinh bị gián đoạn:

Do môi trường

Khi mới chào đời, sự thay đổi đột ngột từ bụng mẹ ra bên ngoài làm trẻ chưa thích nghi nên quấy khóc, khó ngủ là chuyện bình thường. Hơn nữa bé khá nhạy cảm với các tác động xung quanh từ môi trường như nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, tiếng ồn, người lạ… nên dễ giật mình và khóc. Để bé ngủ ngon giấc hơn, vào ban ngày không nên để trẻ chơi đùa quá nhiều và mệt.

Trẻ khóc đêm do chưa quen với môi trường mới

Do tinh thần

Trẻ sơ sinh có hệ thần kinh rất nhạy cảm, dễ bị giật mình vào ban đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ, tỉnh giấc thấy bóng đêm bao phủ xung quanh hay gặp ác mộng sẽ quấy khóc. Lúc này cần có sự an ủi, vỗ về của bố mẹ để bé an tâm quay trở lại giấc ngủ.

Do bệnh lý

Những vấn đề bất thường về sức khỏe cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Vì trẻ chưa có khả năng biểu đạt thành lời với bố mẹ nên bạn cần chú ý các biểu hiện bất thường của trẻ. Thấy em be khoc dem phai lam sao? Thử kiểm tra phần bụng của con xem có bị đầy hơi, căng bụng quá hay không. Nếu bé khó chịu và né tránh khi chạm vào bụng rất có thể do ăn quá no trước đó khiến bé bị khó tiêu.

Trẻ ăn quá no trước khi ngủ dễ khóc đêm

Các nguyên nhân như mọc răng, dị ứng cũng làm bé khó chịu và khóc về đêm. Kiểm tra các dấu hiệu như nướu, da của bé có gì bất thường hay không và từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Categories
bẹnh chân tay miệng

Các giai đoạn của bệnh chân tay miệng ở trẻ

Bệnh chân tay miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhất là vào những lúc cao điểm dịch. Dưới đây là những gì phụ huynh cần biết về căn bệnh này để có cách phòng ngừa cho bé.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh tay chân miệng do virus gây ra, tốc độ lây lan rất nhanh có thể là trực tiếp từ người sang người nếu tiếp xúc gần, thông qua dịch tiết từ mũi, miệng. Trẻ dễ bị lây nhất là khi tập trung ở nơi đông người như trường học, khu vui chơi…, có thể kể đến như:

– Bé tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh

– Cầm vật dụng, đồ chơi của trẻ khác bị bệnh

– Tiếp xúc với dịch mũi, dịch bọng nước của người nhiễm bệnh

– Nhiễm virus qua tiếp xúc tay với người bệnh

Bệnh chân tay miệng dễ lây lan thành dịch

Nhận biết bệnh tay chân miệng

Trong quá trình ủ bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu bị tay chân miệng nào, do đó đây là thời điểm dễ lây nhiễm cho người khác nhất.

Trên thực tế biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường không phải lúc nào cũng giống hoàn toàn như mô tả, còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Bệnh tay chân miệng dễ lây qua tiếp xúc gần

Ủ bệnh: cơ thể đã bị nhiễm virus, chưa có bất kỳ biểu hiện nào và thời gian này kéo dài 3 – 6 ngày.

Khởi phát: Các dấu hiệu bé bị tay chân miệng có thể là:

– Trẻ bị sốt từ 37,5 – 38 độ C hoặc sốt cao từ 38 – 39 độ C

– Miệng có vết loét, trẻ bị đau rát

– Đau họng, chảy nước bọt nhiều

– Trẻ tiêu chảy

– Bỏ ăn

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ ở giai đoạn toàn phát:

– Sau sốt, trẻ bắt đầu phát ban. Thường là các chấm đỏ có dịch mủ bên trong mọc ở khu vực lòng bàn chân, bàn tay, mông… có đường kính từ 2 – 10mm, mọc trồi lên hoặc ẩn dưới da không đau hay ngứa.

– Loét miệng: xuất hiện các vết loét bên trong niêm mạc miệng, 2 bên trong má, lợi, lưỡi của bé làm bé bị đau khi nhai nuốt.

Tùy theo tình trạng bệnh, nếu bé sốt không quá cao bố mẹ có thể chăm sóc tại nhà và sau 7 – 10 ngày bệnh sẽ hết. Nếu bé sốt cao trên 39 độ kèm thêm các triệu chứng khác như sốt co giật, khó thở… nên đưa ngay đến bệnh viện điều trị.

Categories
be hay bi sot

Đi tìm những nguyên nhân làm bé hay bị sốt

Có nhiều lý do khiến be hay bi sot, nhưng bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì đa phần sốt ở trẻ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp quá nhiều. Dưới đây là những lý do gây sốt ở trẻ thường gặp nhất.

Vì sao trẻ bị sốt?

Các loại sốt không phải do nhiễm khuẩn:

Mọc răng: Sốt mọc răng bao nhiêu độ? Thông thường trẻ chỉ sốt nhẹ, hay quấy khóc, đêm khó ngủ, biếng ăn và chảy dãi nhiều.

Tiêm chủng: Sau khi tiêm ngừa cho trẻ có thể gây ra phản ứng sau tiêm là sốt.

Mặc nhiều quần áo: Nếu cho bé mặc quá nhiều lớp, quấn bé quá kỹ, cơ thể chưa có khả năng điều tiết nhiệt nên dễ bị nóng theo.

Mọc răng làm trẻ bị sốt

Do nhiễm virus – vi khuẩn:

Bệnh cảm cúm: Khi bé bị cảm thường có các dấu hiệu như viem hong o tre so sinh, sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, chán ăn. Sốt có thể kéo dài 2-3 ngày.

Sốt phát ban: Bé thường bị sốt cao (trên 38,5 độ) trong 3-7 ngày, khi hạ sốt dần thì các nốt ban đỏ nổi lên toàn thân.

Những nguyên nhân làm bé sốt cao

Sốt xuất huyết: Do muỗi mang virus sốt xuất huyết lây lan cho bé. Biểu hiện là sốt cao trong 3 ngày sau đó hết sốt và bắt đầu xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu răng. Nguy hiểm hơn có thể xuất huyết trong nội tạng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Sởi: Biểu hiện đặc trưng là sốt cao liên tục, ho nhiều, sổ mũi, mắt đỏ, qua đến ngày thứ 4 thì xuất hiện các nốt ban bắt đầu ở mặt rồi lan dần ra chân và chi.

Viêm phổi: Khi bé bị viêm phổi, trẻ hay bị sốt cao, thở nhanh, khò khè, ho, nôn, người mệt mỏi lừ đừ; nếu bệnh trở nặng có thể bị tím môi và móng tay.

Lưu ý

Trên đây là những lý do phổ biến khiến bé bị sốt. Tuy nhiên trên thực tế còn có nhiều trường hợp bé bị sốt không rõ nguyên nhân, do đó bố mẹ tốt nhất nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán.

Nên làm gì khi bé sốt? Cách chườm mát hạ sốt cho trẻ khá phổ biến: dùng khăn thấm nước ấm lau vào các khu vực nếp gấp như nách, bẹn, đắp lên trán để hạ nhiệt cho bé. Ngoài ra cho bé bú thêm cữ, uống bù nước và uống thêm thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38,5 độ.

Categories
trẻ mọc răng sốt bao lâu

Trẻ Mọc Răng Sốt Bao Lâu Thì Khỏi? Các Giai Đoạn Mọc Răng Của Trẻ

Khi bắt đầu vào độ tuổi mọc răng, bé sẽ có nhiều biểu hiện đặc trưng trong đó có cả sốt. Vậy trẻ mọc răng sốt bao lâu thì khỏi? Các giai đoạn mọc răng diễn ra như thế nào?

Các giai đoạn mọc răng và đặc điểm

Để nhận biết dấu hiệu sốt mọc răng, trước tiên bạn cần nắm được khi nào trẻ bắt đầu vào giai đoạn mọc răng. Đa phần trẻ mọc răng đầu tiên vào lúc 6 tháng tuổi. Những triệu chứng đi kèm sau đó bao gồm khó chịu, biếng ăn đột ngột. Trong những tháng tiếp theo, các răng sữa bắt đầu lộ diện nhiều hơn từ tháng tuổi thứ 9 đến tháng thứ 13.

Trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi

Sốt mọc răng như thế nào? Đây là hiện tượng hay xảy ra trong giai đoạn mọc răng ở bé. Nếu thấy bé sốt nhẹ và kiểm tra nướu bị sưng đỏ, có răng nhú lên chứng tỏ bé đang bị sốt do mọc răng.

Ngoài việc sốt và biếng ăn, trẻ còn hay bị chảy nước dãi, nướu sưng đỏ, hay mút ngón tay và quấy khóc thì rất có thể trẻ đang mọc răng sữa.

Cách chữa sốt cho trẻ mọc răng là gì? Thường sốt mọc răng là do nhiễm trùng nhẹ vùng nướu, sốt không quá cao và cũng không kéo dài. Do đó bố mẹ nên tích cực bù nước cho bé, lau sơ người bằng nước ấm để bé hạ thân nhiệt.

Trẻ mọc răng thường bị sốt, khó chịu và biếng ăn

Tuy nhiên một vấn đề khác khi trẻ mọc răng đó là biếng ăn, khó chịu khi ăn. Dinh dưỡng rất quan trọng trong việc hạ sốt cho bé. Do đó bạn cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo cho sức đề kháng của bé được tăng cường. Để hạ sốt cho trẻ mọc răng, bố mẹ cần cho bé mặc quần áo mỏng, chườm khăn ấm và để bé nghỉ ngơi. Có thể dùng thêm oresol để bù nước.

Dinh dưỡng trong giai đoạn mọc răng rất quan trọng. Nhưng nếu bé biếng ăn thì bạn cũng không nên quá lo lắng, vì trẻ dưới 1 tuổi nguồn thức ăn chính vẫn là sữa. Trẻ đang trong quá trình ăn dặm nhưng không chịu ăn do đau nhức nướu, bạn có thể cho bé uống sữa bù lại. Bổ sung thêm các bữa phụ là những thực phẩm kích thích vị giác của trẻ và dễ ăn như khoai tây nghiền, bánh pudding… đồng thời cho bé hấp thu đủ chất.

Categories
trẻ nhỏ bị sốt

Những Điều Không Nên Làm Khi Thấy Trẻ Nhỏ Bị Sốt

Chăm sóc trẻ nhỏ bị sốt, bố mẹ không nên làm gì để hạn chế tình trạng sốt nặng hơn? Dưới đây là một số thói quen sai lầm khi chăm trẻ sốt bạn cần tránh.

Đo thân nhiệt bằng tay

Đây là cách đo thân nhiệt rất phổ biến khi tre so sinh bi sot. Nhưng xác định bằng cảm quan như vậy rất không chính xác, vì bạn sẽ không biết con mình sốt thực sự hay không, sốt có cao không. Thay vào đó bạn có thể kiểm tra sơ bằng cách sờ vào nách trẻ xem có thật sự nóng hay không.

Đo thân nhiệt cho trẻ bằng tay không chính xác

Chỉ dùng miếng dán hạ sốt

Có rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt nặng, sốt kéo dài không khỏi thậm chí có thể gặp biến chứng vì dùng miếng dán hạ sốt mà không uống thuốc. Thậm chí khi bé 5 tháng bị sốt, bố mẹ còn lấy miếng dán để vào tủ lạnh cho mát rồi đắp lên trán trẻ mong sẽ hạ sốt nhanh. Thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy miếng dán hạ nhiệt này có thể hấp thu nhiệt từ bên trong cơ thể và tản ra ngoài như quảng cáo.

Miếng dán sốt không thể thay thế thuốc hạ sốt

Chườm lạnh

Trẻ sốt cao nhưng lại đi chườm túi đá lạnh, dùng nước lạnh lau toàn thân… đây là cách làm dễ gây nguy hiểm cho bé. Việc chườm lạnh chỉ mát ngoài da chứ không hề hạ được thân nhiệt, thậm chí tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ còn khiến trẻ sốt cao hơn.

Cạo gió

Theo dân gian, cạo gió có thể làm giảm sốt, thậm chí cắt cơn sốt. Nhưng với làn da non nớt của bé, việc cạo gió rất không nên áp dụng xử lý khi trẻ sốt cao. Việc chà xát mạnh làm bé bị bầm da, hay chảy máu nhiễm trùng.

Chăm sóc bé như thế nào?

Khi tre viem hong, sốt cao, tốt nhất bạn nên lấy khăn ấm lau toàn thân cho bé, nhất là các vùng như trán, nách và bẹn.

Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, không quấn kín người, nằm nơi tránh gió lùa, bù nước hoặc cho bé bú nhiều cữ để tăng cường miễn dịch. Pha oresol cho bé uống để bù điện giải. Bé bị sốt trên 38,5 độ C nên cho bé uống thuốc đúng liều theo quy định.

Categories
bé bị tay chân miệng

Những Quan Niệm Sai Lầm Của Bố Mẹ Khi Bé Bị Tay Chân Miệng

Chăm sóc bé bị tay chân miệng nếu không đúng cách có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một vài quan niệm sai lầm phổ biến của bố mẹ về bệnh tay chân miệng ở trẻ.

Kiêng nước cho bé

Không ít phụ huynh quan niệm rằng khi thấy dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng liền kiêng nước cho trẻ vì nghĩ làm thế bệnh nhanh khỏi. Đây chính là quan niệm sai lầm bởi nếu bố mẹ ủ trẻ quá kín và không tắm rửa, trẻ dễ bị nhiễm trùng da và có sẹo sau này. Tốt nhất các nốt ban trên da cần được thông thoáng sẽ nhanh lành hơn.

Trẻ bị tay chân miệng không cần kiêng nước

Phòng bệnh bằng cách cho trẻ ở nhà

Bệnh tay chân miệng dễ lây nhiễm từ cộng đồng, nhưng cũng có thể bé tiếp xúc trung gian với người chăm sóc. Thậm chí dù không đi nhà trẻ, bé vẫn có khả năng mắc bệnh từ người lớn không có triệu chứng. Do đó không nên chủ quan mà hãy phòng bệnh dù là cho bé ở nhà. Nếu thấy trẻ em bị sốt kèm nổi sần trên da, hãy đưa đi khám ngay.

Triệu chứng bệnh phải có ở tay, chân, miệng cùng lúc

Triệu chứng tay chân miệng ở trẻ em điển hình thì bé sẽ có biểu hiện viêm loét miệng đi kèm nổi nốt ban ở lòng bàn tay, bàn chân. Nhưng không phải trẻ nào cũng thế. Vẫn có những trường hợp trẻ chỉ bị loét miệng hoặc chỉ có nốt sần ngoài da dễ bị nhầm lẫn với bệnh khác.

Trẻ có thể phát ban chỉ một vài bộ phận trên cơ thể

Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, cần đi khám ngay để kiểm tra xem có phải là bệnh tay chân miệng hay không.

Tích cực dùng thuốc bôi lên da

Các tổn thương da ở bệnh tay chân miệng không làm đau trẻ nên không cần phải bôi thuốc ngoài da khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc tự ý dùng thuốc bôi có thể làm mất đi các dấu hiệu của bệnh trên da do đó làm bác sĩ khó theo dõi diễn tiến của sang thương da hay biểu hiện chân tay miệng ở trẻ em.

Phòng ngừa như thế nào?

Nhằm phòng bệnh trong mùa dịch tay chân miệng tăng nhanh, bố mẹ có con nhỏ cần chú ý giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Nhất là các món đồ chơi cho bé cần rửa và khử trùng thường xuyên bằng xà phòng và cồn, lau nhà cửa mỗi ngày.