Bé ăn bột ngọt và bột mặn ăn dặm chính là bước đánh dấu giai đoạn phát triển mới của trẻ, không còn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ như trước nữa. Vậy làm sao để bé sẵn sàng với việc ăn dặm?
Bắt đầu cho bé ăn dặm ra sao?
Thời điểm ăn dặm của trẻ bắt đầu khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở lúc 2 tuổi.
Tầm 6 tháng tuổi, mẹ cho bé làm quen với những món ăn lạ ngoài sữa mẹ. Nhưng để biết liệu trẻ đã sẵn sàng cho việc ăn dặm hay chưa, đây là những đặc điểm nên chú ý:
Cân nặng trẻ đã tăng gấp đôi so với lúc mới chào đời
Tự giữ đầu thẳng và biết ngồi vững.
Biết há miệng đón thức ăn từ thìa/muỗng
Biết biểu lộ ý kiến thích và không thích món gì đó
Bé không còn đẩy lưỡi từ chối vật lạ
Tò mò đòi ăn khi thấy người lớn ăn.

Để bé tập ăn dặm mặn, trước tiên mẹ nên cho bé quen với bột ăn dặm ngọt. Sở dĩ ăn bột ngọt đầu tiên vì mùi vị tương tự với sữa mẹ để trẻ nhanh chóng làm quen. Sau đó bạn dần thay thế bằng bột ăn dặm mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn từ thịt, cá…
Ban đầu mẹ chỉ cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần liều lượng cho mỗi bữa. Tháng đầu tiên mẹ có thể cho bé ăn thử 1-2 muỗng bột/lần, nếu trẻ hợp tác thì tăng dần lên 1⁄3 chén, cho tới nửa chén… Dựa theo quy tắc này sẽ đảm bảo khả năng thích ứng của hệ tiêu hóa của trẻ, dần dần bé tập quen với các món ăn đa dạng và phong phú hơn.
Cho bé ăn từ loãng tới đặc là bí quyết giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ dễ dàng bắt nhịp kịp quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
Bột ăn dặm của bé phải đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng gồm: nhóm đạm (thịt, cá, sữa, trứng, tôm, đậu nành, các loại đậu/đỗ…); nhóm bột đường (gạo, bột mì, bún, phở, bánh mì, ngô, khoai…); nhóm chất béo (dầu, mỡ, pho mát, bơ, các loại hạt có dầu…); nhóm vitamin & khoáng chất (rau củ, trái cây tươi…).
Nếu bé không muốn ăn, khóc lóc phản đối việc ăn dặm thì hãy tạm ngưng việc này và cho bé uống sữa bù. Khoảng 5-7 ngày sau đó mẹ quay lại tiếp tục tập luyện cho bé quen dần.
Đọc thêm: Cho bé tập nhai với bột mặn ăn dặm