Cách pha sữa nan không cẩn thận có thể làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của sữa, từ đó khiến bé khó hấp thu. Vậy các bậc phụ huynh cần lưu ý điều gì khi pha sữa cho con?
Những lưu ý khi pha sữa cho bé
Không nên pha nhiều sữa để trữ, bởi vì sữa để lâu làm cho mầm bệnh có thể dễ dàng phát triển.
Không được làm ấm chai trong lò vi sóng bởi nhiệt trong lò tỏa ra không đồng đều và ‘điểm nóng’ trong chai có thể làm con bị bỏng miệng khi uống. Tốt nhất các bậc phụ huynh nên thả chai vào một nồi nước nóng (không đun sôi) trong vòng 10 phút để sữa nóng lên.
Đo nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ 1 vài giọt vào cổ tay để thử. Nếu còn nóng quá thì hãy ngâm chai trong thùng chứa nước mát hoặc để chai dưới vòi nước mát.
Khi đưa con ra ngoài, bố mẹ nên mang theo nước nóng trong bình nước nóng và sữa bột, sau đó pha sẵn cho con để có sữa trước khi con đói.

Bỏ hết hộp sữa đã dùng hết và không tái sử dụng muỗng múc sữa cho bé.
Mỗi thương hiệu sữa bột có hướng dẫn cách pha riêng nên các bậc phụ huynh cần đọc thật kỹ để đảm bảo pha đúng lượng nước và sữa.
Nên cho con uống bao nhiêu ml sữa?
Nếu đã tham khảo trước quy trình pha sữa công thức đúng cách, vậy nên cho bé uống bao nhiều sữa bột cần thiết mỗi ngày?
Từ khi sinh ra đến khoảng 3 tháng tuổi, bé sẽ cần khoảng 150ml sữa bột cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ, bé cân nặng 3 kg sẽ cần 450ml/ngày.
Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, mỗi ngày bé cần uống 120ml sữa công thức nhân lên số cân nặng của bé tại thời điểm đó.
Khi bé được 6 đến 12 tháng tuổi, lượng sữa công thức bé cần từ 90 đến 120 ml trên mỗi kg trọng lượng cơ thể kết hợp với ăn dặm bổ sung dinh dưỡng.
Lưu ý với đối tượng là bé sinh non thì nhu cầu về sữa sẽ nhiều hơn. Vào thời gian đầu, bé cần khoảng từ 160 đến 180 ml sữa cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.