Bé chuyển từ bú mẹ sang tập ăn thô là giai đoạn vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu ngay cách tập cho bé ăn thô cũng như xem Nan Nga khác Nan Việt như thế nào mẹ nhé!
Cách tập ăn thô cho bé cực kỳ hiệu quả các mẹ nên áp dụng
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, bên cạnh sữa công thức hay sữa mẹ, bé cũng được làm quen với các món ăn khác nhau. Những món ăn này có thể là bột, rau, cháo, hoa quả,… khá lỏng và có kích thước rất nhỏ. Cho bé tập ăn thô là tăng dần độ thô hay tăng dần độ đặc và kích thước của thức ăn trong thực đơn hằng ngày.
Tập ăn thô cho bé sẽ giúp bé ăn được các loại thức ăn như người lớn, đồng thời cũng hỗ trợ bé làm quen, cảm nhận các hương vị mới một cách tốt hơn.
– Thời điểm cho bé tập ăn thô
Phần lớn trẻ sơ sinh đều sẵn sàng học cách nhai, nuốt thức ăn khi chúng được 6 tháng tuổi. Mặc dù vậy không phải lúc nào quá trình chuyển đổi từ ăn lỏng sang ăn đặc cũng dễ dàng. Một số bé sẽ thích nghi nhanh nhưng cũng có một số bé khác phải mất nhiều thời gian hơn để làm quen với các loại thức ăn đặc.
Chính vì vậy, ngay khi thấy trẻ bắt đầu có những dấu hiệu sẵn sàng cho việc nhai nuốt, ba mẹ hãy cho bé tập ăn thô. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên cố gắng dạy bé tập nhai trước khi bé tròn 6 tháng tuổi.
– Độ thô trong thức ăn của bé
Trong quá trình tập ăn thô, nhiều bé chưa quen nên dễ ọe. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không cần lo lắng bởi tình trạng này sẽ biến mất sau vài ngày nếu tăng độ thô cho bé đúng cách. Nếu ba mẹ muốn bé ăn cháo đặc hơn, có thể tăng từ từ tỉ lệ của gạo và nước: Từ 1 gạo : 10 nước đến 2 gạo : 10 nước,… Cứ như vậy, ba mẹ thực hiện tăng dần cho bé.
Trong trường hợp ba mẹ thấy con ọe, không dám tăng thô, bé sẽ bỏ lỡ giai đoạn tập nhai và skhiến bé thường xuyên nuốt chửng, ăn bất cứ vật gì có kích thước hơi to là ọe. Vậy nên, ba mẹ cần lưu ý trong quá trình tăng thô cho bé.
– Thức ăn thô cho bé theo độ tuổi
Khi áp dụng các cách tập ăn thô cho bé, ba mẹ hãy cố gắng thay đổi cấu trúc thức ăn sao cho phù hợp với độ tuổi của bé. Điều này sẽ giúp bé dễ dàng làm quen với mùi vị, cấu trúc và hạn chế biếng ăn.
Sử dụng Nan Nga và Việt cho bé trong quá trình ăn dặm
Ăn thô sẽ không còn là ác mộng nếu ba mẹ hiểu rõ khi nào bé sẵn sàng ăn thô và tập ăn thô cho bé đúng cách. Mỗi trẻ đều có tính cách và tốc độ phát triển khác nhau, vậy nên ba mẹ cần lắng nghe trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài bổ sung dinh dưỡng cho bé quá quá trình tập ăn dặm với các thức ăn thô, mẹ cũng đừng quên tiếp tục duy trì cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo con hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Sử dụng Nan Nga và Việt cho bé trong quá trình ăn dặm sẽ giúp bé có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh nhờ hệ lợi khuẩn đường ruột, từ đó hấp thu tốt các dưỡng chất trong thức ăn và tiêu hoá khoẻ. Nan Nga và Việt sở hữu bộ ba đạm dễ tiêu Optipro – HMO và lợi khuẩn đường ruột rất tốt cho hệ tiêu hoá cũng như hệ miễn dịch của trẻ. Hệ lợi khuẩn BIFIDUS BL cải thiện hệ vi sinh đường ruột cũng như tăng cường kháng thể đường ruột hỗ trợ tiêu hoá, giảm nguy cơ tiêu chảy và tăng cường miễn dịch cho bé. HMO 2’FL với hàm lượng cao, thu hẹp khoảng cách với HMOs có trong sữa mẹ tăng cường đề kháng cho trẻ, làm giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh và tỉ lệ mắc bệnh vặt ở trẻ.
Ngoài ra DHA (Omega 3) và ARA (Omega 6) còn giúp thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Hơn nữa, Nan còn giúp trẻ tăng cân đều đặn, an toàn qua từng giai đoạn.
Vậy Nan Nga khác Nan Việt như thế nào? Cả Nan Nga và Nan Việt đều khá tương đồng nhau về mặt công thức và thành phần dinh dưỡng, do đó công dụng cũng sẽ không có nhiều điểm khác biệt. Nan Nga và Việt chỉ khác nhau chủ yếu ở bao bì sản phẩm, giá thành, nơi sản xuất và phân phối. Do đó trước khi mua sữa Nan, mẹ hãy cân nhắc các ưu nhược điểm cũng như điểm giống và khác nhau giữa hai dòng sữa để đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bé yêu nhé!
Xem thêm: Nan Nga khác Nan Việt như thế nào? Kiểm tra nhiệt độ sữa cho bé