Categories
Gerber

Gerber: Bí Quyết Để Bé Ăn Dặm Ngoan Và Đủ Chất

Ăn dặm là giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ trước khi cho con ăn dặm hay tập ăn dặm cho con, từ thời điểm bắt đầu cho con ăn dặm, cách cho con ăn dặm cho đến dụng cụ ăn của con. Điều quan trọng khi cho con ăn dặm là các bậc phụ huynh phải hiểu được nhu cầu của con tập ăn dặm.

Nên bắt đầu tập ăn dặm cho con như thế nào?

Cách tập cho con ăn dặm đúng cách là gì và nên bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào là hợp lý? Khi con được 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm. Vậy, cách tập ăn dặm cho bé con tháng ra sao, bắt đầu ăn dặm thì nên cho con ăn gì và ăn dặm bắt đầu từ đâu?

Đảm bảo con ăn dặm đúng cách

Cho con ăn dặm đúng cách là vào thời điểm nào? Vì được sinh ra với phản xạ đẩy lưỡi thì trẻ nhỏ sẽ đẩy lưỡi của mình chống lại muỗng hay bất cứ thức ăn hay dụng cụ gì khác đưa vào miệng. Hầu hết phản xạ này sẽ biến mất khi con được 4 đến 5 tháng tuổi, nên sau thời điểm này các bậc phụ huynh có thể bắt đầu tập cho con ăn dặm. Để biết con bắt đầu ăn dặm như thế nào thì bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nhi khoa tại kỳ kiểm tra sức khỏe ở tháng thứ tư để xem bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào và khi nào con bắt đầu ăn dặm là tốt nhất.

Nên cho con ăn dặm như thế nào? Câu trả lời cho vấn đề cho con ăn dặm như thế nào là bố mẹ có thể cho con bắt đầu ăn dặm vào bất kỳ bữa ăn nào trong ngày và miễn là phù hợp với con. Để giảm thiểu nguy cơ con bị hóc hoặc nghẹn thì bố mẹ hãy cho con ngồi tư thế thẳng đứng khi bắt đầu cho con ăn dặm. Nếu con khóc hoặc quay đi khi bố mẹ đang cố gắng tập ăn dặm cho con, đừng ép buộc con tập ăn dặm và các bậc phụ huynh có thể thử tập cho bé ăn trong 1 hoặc 2 tuần sau đó.

Xem thêm: Những Kỹ Năng Tập Cho Con Ăn Dặm Cùng Bánh Gerber

Categories
Gerber

Gerber: Làm sao để bé hứng thú với ăn dặm?

Khi được 6 tháng tuổi, bạn bắt đầu cho con làm quen ăn dặm với bánh gerber cùng những thực phẩm khác. Vậy lộ trình tập ăn dặm cho bé nên diễn ra như thế nào để bé thích thú với việc ăn uống mới mẻ này?

Cho bé ăn dặm đầy hứng khởi 

Bên cạnh việc ăn cháo từ loãng tới đặc, lúc bé được 1 tuổi mẹ nên tập dần cho bé ăn vài muỗng cơm trước bữa cháo. Đi kèm đó là các loại thức ăn như rau, cá, thịt, trứng… để bé tập nhai và nhận biết thức ăn. Khi bé được 19 tháng tuổi, đủ 16 răng sữa tối thiểu bé đã có thể ăn được cơm nhão. Khi bé mọc đủ 20 chiếc răng sữa tức là lúc bạn có thể bắt đầu cho bé ăn cơm mềm.

Cho bé chủ động ăn uống theo sở thích

Chuyển sang thức ăn mới từ cháo sang cơm có thể làm bé không thích nghi kịp. Hãy bắt đầu bằng cách cho vào cháo đặc từ 1-2 muỗng cơm. Sau đó tăng dần lượng cơm lên và bớt lượng cháo lại. 

Đừng bón cho con mà hãy để bé tự xúc ăn. Nếu bé có làm vương vãi đồ ăn, hay bẩn quần áo thì mẹ chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng để bé hiểu. Vào giờ ăn hãy tạo không khí tự nhiên, thoải mái để cho con tự lựa chọn thứ mà mình thích.

Mẹ nên thay đổi món thường xuyên để bé được ăn và trải nghiệm hương vị của nhiều món ăn khác nhau, hơn nữa con sẽ không cảm thấy nhàm chán. Nên chú ý dù là cho bé ăn gì thì mỗi bữa cũng phải đầy đủ tinh bột (cơm), chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hũ…) và rau xanh. Mẹ không nên nghiền cơm thật nhuyễn rồi chan nước canh vào vì làm bé lười nhai hơn.

Mỗi bé có một khẩu vị riêng, hãy để bé chọn món ăn mình yêu thích. Tuy nhiên mẹ phải nấu thức ăn chín, kỹ, mềm vệ sinh an toàn cho bé. Nhất là các loại thịt như heo, bò, gà… thì phải băm nhỏ ra.

Những món ăn kèm chỉ nên bổ sung lượng vừa phải, không nên quá nhiều làm bé khó tiêu. Một bữa ăn chỉ kéo dài 30 phút, khi trẻ ngậm và không thèm nhai nữa thì mẹ nên kết thúc bữa ăn.

Đọc thêm: Gerber: Những quan niệm sai lầm thường gặp khi cho bé tập ăn