Categories
thuốc giảm đau mọc răng cho bé

Thuốc Giảm Đau Mọc Răng Cho Bé: Bảo Vệ Hay Gây Hại Cho Trẻ ?

Trẻ em có một hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cơ thể luôn ở trong tình trạng rất dễ sốt, ốm vặt. Bên cạnh đó, trong thời gian bé mọc răng, cha mẹ cũng thấy hiện tượng trẻ sốt được xuất hiện nhiều lần. Nhiều cha mẹ không có sự chuẩn bị kiến thức nên chưa biết cách chăm sóc bé phù hợp. Thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được một số bí quyết chăm sóc bé bị sốt và cách sử dụng thuốc giảm đau mọc răng cho bé.

Những nguyên tắc xử lý cơ bản

Thường vào khoảng khi trẻ được nửa tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ dần lộ diện. Đây được xem là bước ngoặt đầu đời đánh dấu sự phát triển của trẻ song đi kèm với đó là các triệu chứng như nóng sốt, biếng ăn,…luôn khiến các mẹ lo lắng. Có thể nói sốt do mọc răng là tình trạng cực phổ biến, dễ gặp đối với con trẻ lúc nhỏ. Vậy làm sao để chúng ta phân biệt tình trạng này với việc trẻ bị ốm thông thường. Các em bé khi bắt đầu mọc răng thường có một số triệu chứng rất đặc trưng như chảy miếng quanh miệng rất nhiều, phần nướu răng có dấu hiệu sưng, đau nhức khó chịu … Chính vì trẻ sốt không rõ nguyên nhân trong thời gian mọc răng, các em bé thường tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, …

Sốt và các biểu hiện khó chịu khác một phần của quá trình mọc răng ở trẻ.
Sốt và các biểu hiện khó chịu khác một phần của quá trình mọc răng ở trẻ.

Trẻ sốt một khoảng thời gian nhất định, nhưng khi chân răng nhú lên, cơn sốt sẽ giảm đi và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày. Cha mẹ nên cân nhắc, cũng như hạn chế sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, … cho em bé nhà mình. Loại thuốc này cần được sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và khả năng uống thuốc của trẻ. Paracetamol  được ví là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ em. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế phụ trách xem liệu đây có phải là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, mặc dù răng sữa sẽ rụng, thay mới khi trẻ khoảng từ độ tuổi 5 đến 6 nhưng nếu không chăm sóc răng miệng cho con kỹ thì sâu răng sẽ phá hủy chúng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ khi mới phát triển là điều cần thiết cho quá trình phát triển lâu dài
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ khi mới phát triển là điều cần thiết cho quá trình phát triển lâu dài
Categories
sốt cao mất vị giác

Sốt Cao Mất Vị Giác Là Bệnh Gì? Phân Biệt Các Loại Sốt?

Nhiều bệnh có triệu chứng chung là sốt, do đó rất dễ nhầm lẫn nếu chúng ta không tìm hiểu các biểu hiện khác đi kèm. Chẳng hạn như sốt cao mất vị giác, sốt co giật… Dưới đây là những thông tin bổ ích giúp bạn nhận dạng các loại bệnh sốt phổ biến để có cách điều trị thích hợp.

1/ Sốt thường

Mỗi khi cơ thể có phản ứng với các loại virus gây cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm họng, hay bất cứ tình trạng viêm nào đó do tổn thương mô hoặc bệnh lý khác thì triệu chứng thường thấy là sốt. Sốt thường có nghĩa là những cơn sốt đột ngột, đa phần là sốt không quá cao, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài tác nhân virus, người bị cảm nắng, cảm lạnh, bị tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa chất cũng làm thân nhiệt tăng gây sốt.

Đặc điểm của sốt thường đó là nhiệt độ không cố định mà có sự dao động ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đa phần thân nhiệt thường cao hơn nếu đo vào buổi chiều. 

Cảm nắng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây sốt
Cảm nắng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây sốt

2/ Sốt do virus

Nhìn chung, sốt do virus khá đa dạng vì bên ngoài môi trường tự nhiên có đến hàng ngàn chủng loại virus khác nhau, do đó sốt virus hay còn có tên gọi chung như sốt siêu vi. Trẻ em bị sốt siêu vi thường có nhiều biểu hiện nghiêm trọng và dễ gặp biến chứng hơn ở người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Đặc biệt khi sốt cao từ 39 độ, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi dễ gặp tình trạng sốt cao co giật. Sốt cao co giật ở người lớn hiếm gặp hơn.

Sốt siêu vi khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi
Sốt siêu vi khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi

Đặc điểm sốt virus:

Cả người mệt mỏi, lờ đờ.

Người bị sốt virus hay đau đầu, đau nhức toàn thân, đặc biệt là ở các cơ vận động.

Sốt: Biểu hiện của sốt siêu vi khá đa dạng. Tuy nhiên cần lưu ý khi thấy thân nhiệt tăng lên đến 39 hay 40 độ C, tức là tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể trở nặng, cần phải được đi cấp cứu nhanh. Trường hợp mất vị giác có thể xảy ra khi bị sốt virus, nhưng không thường xuyên.

Sốt virus gây ra những cơn sốt lúc nóng lúc lạnh, khiến người bệnh bị ho và chảy nước mũi.

Nghẹt mũi, thở khò khè là hệ quả của ho và sổ mũi kéo dài do sốt. 

Phát ban: Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao mắt đỏ, nổi mẩn đỏ trên da.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Tìm Hiểu Về Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em

Sốt cao và nôn ở trẻ em nếu không được tìm hiểu trước, bố mẹ rất dễ bối rối không biết cách xử lý nếu trẻ mắc phải. Nguyên nhân sốt và nôn ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

1/ Nguyên nhân

Phụ thuộc vào độ tuổi mà nguyên nhân gây sốt cao nôn ở trẻ em khác nhau.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi

Bố mẹ khó phân biệt hiện tượng nôn ói là do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý khác, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Một số bệnh gây nôn ói nguy hiểm cho trẻ: tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột…  Khi thấy trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng trong cơ thể.

Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến là viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Trẻ sẽ nôn ói đột ngột trong vòng 24 đến 48 giờ thì hết. Một số biểu hiện khác có thể gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hay đau bụng. Tình trạng này là do trẻ đã ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc ngậm tay, các đồ vật không được vệ sinh.

Khi trẻ ăn các thực phẩm để qua ngày, ôi thiu hoặc quá hạn, thức ăn không chín kỹ… là nơi vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc… sinh sôi phát triển. Nguyên nhân này gọi là ngộ độc thực phẩm.

Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột
Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ nôn và sốt là: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy…

2/ Có nên cho trẻ uống thuốc?

Nôn ói là biểu hiện của cơ thể nhằm loại bỏ các chất có hại. Bố mẹ nên nhớ không dùng các phương pháp kích thích gây nôn cho trẻ như dùng thuốc, uống nước muối, hay thậm chí móc họng để nôn rất dễ gây biến chứng.

Trong trường hợp trẻ sốt cao 40 độ, không nên tiếp tục dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà nữa mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng vì mức nhiệt này rất dễ làm trẻ bị co giật.

Trong một số trường hợp các loại thuốc chống nôn có thể được chỉ định nhằm giảm nguy cơ mất nước ở trẻ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bố mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Categories
trẻ bị cúm a sốt cao không hạ

Khi Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Thì Phụ Huynh Nên Làm Gì ?

Cúm mùa là một bệnh về hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm, thường phát triển mạnh vào mùa xuân, nhất là khi thời tiết giao mùa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Khi trẻ mắc cúm cần được chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do virus cúm gây ra. Tuy nhiên, một số gia đình chưa biết cách chăm sóc sao cho hợp lý dẫn đến việc trẻ bị cúm A sốt cao không hạ. Do đó, hãy cùng chúng tôi học thêm về cách xử lý khi con em mình gặp phải căn bệnh này nhé.

Triệu chứng và các biến chứng của bệnh cúm ở trẻ em

Một số phụ huynh hay nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường. Những căn bệnh này có các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn, với những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, … Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị các vi khuẩn tấn công sẽ suy giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng nặng về đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh và khởi phát ra bên ngoài sẽ là 2 ngày, với tình trạng trẻ sốt cao 39,5 độ C. Mặc dù thực tế cho thấy phần lớn trẻ em khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh cúm a, lấy lại sự hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, với một số ít trẻ sốt cao uống thuốc không hạ sẽ tiến triển các biến chứng đe dọa tính mạng, cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt là phương án nhanh mà các bậc phụ huynh tìm đến khi trẻ nhỏ mắc cúm A
Thuốc hạ sốt là phương án nhanh mà các bậc phụ huynh tìm đến khi trẻ nhỏ mắc cúm A

Cách xử trí thông thường mà các gia đình Việt thường áp dụng cho bệnh cúm là ở nhà và nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giảm đau và hạ sốt bằng các loại thuốc phổ biến trên thị trường như paracetamol, … Nhưng nếu trẻ sốt uống thuốc không hạ cần liên hệ bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân bệnh trước khi mọi thứ trở nặng. Cũng cần phải đặc biệt lưu ý đến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, đảm bảo rằng trẻ đang có đủ nước vì khi mắc bệnh cơ thể trẻ rất dễ hao hụt lượng nước.

Vậy nếu trẻ mắc sốt cúm A bao lâu thì khỏi ? Ở hầu hết trẻ em có sức đề kháng mạnh, bệnh này sẽ tự khỏi tương đối nhanh chóng. Các cơn sốt sẽ giảm sau ba đến bốn ngày, và ho sẽ giảm trong vòng một đến hai tuần. Gia đình nên dành sự quan tâm đến trẻ để nhanh chóng phát hiện ra các bất thường trên cơ thể chúng nhanh nhất.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh sốt cúm A
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh sốt cúm A
Categories
thuốc giảm đau mọc răng cho bé

Thuốc Giảm Đau Mọc Răng Cho Bé Liệu Có Cần Thiết Sử Dụng Không ?

Các em bé nhỏ khi mọc răng thường bị đau và hay quấy khóc, khó chịu, nhất là những chiếc răng đầu tiên hoặc mọc răng hàm hoặc mọc nhiều răng một lúc. Các bậc làm cha mẹ luôn muốn tìm mọi cách để con bớt đau và khó chịu. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng khi chọn thuốc giảm đau mọc răng cho bé, vì những sản phẩm được quảng cáo là giảm đau cho bé khi mọc răng có thể không an toàn. Vì thế, hãy theo dõi bài viết bên dưới để tìm ra biện pháp điều trị cho trẻ hiệu quả và an toàn.

Cách giảm đau cho trẻ khi mọc răng lần đầu

Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi, cha mẹ có thể thấy răng bắt đầu lú lên từ dưới nướu. Răng khi mọc cũng sẽ luôn có một trình tự cố định, thời gian mọc có thể sớm hoặc trễ hơn tùy mỗi bé. Tình trạng ngứa nướu, khó chịu ở vị trí hàm là vấn đề thường gặp khi bé mọc răng. Một số trẻ có thể nhạy cảm hơn và vị trí mọc răng có thể bị sưng đỏ, phồng rộp, hoặc trẻ sốt không rõ nguyên nhân … Triệu chứng này càng rõ hơn khi bé mọc răng ở hàm trong, vì răng ở vị trí này to nhất và diện tích bề mặt lớn. Nhưng theo thời gian, các triệu chứng này là dấu hiệu bình thường và không nguy hiểm, trẻ nhỏ sẽ mất đi cảm giác này một cách tự nhiên.

Sử dụng thuốc giảm đau cấp tốc không phải biện pháp khoa học và an toàn cho trẻ nhỏ khi đau răng.
Sử dụng thuốc giảm đau cấp tốc không phải biện pháp khoa học và an toàn cho trẻ nhỏ khi đau răng.

Không nên sử dụng các thuốc giảm đau răng cấp tốc bởi chúng sẽ gây ra các ảnh hưởng nhất định đến gan trẻ nhỏ. Một số tên các loại thuốc giảm đau hạ sốt chưa thật sự thích hợp để sử dụng vào cơ thể trẻ ở giai đoạn phát triển này. Thay vào đó, các bậc phụ huynh nên tham khảo những cách làm khoa học hơn như việc:

  • Gia đình có thể lựa chọn dùng các sản phẩm núm vú cao su, thực phẩm ăn dặm, khăn sạch hoặc bất cứ thứ gì mà bé thích. Chỉ cần đảm bảo những vật đưa vào miệng trẻ là sạch sẽ và làm lạnh bằng cách để trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 giờ hoặc lâu hơn. Nhưng lưu ý rằng không được để chúng trong ngăn đá, cũng không cho trẻ nhỏ nhai đá viên khi đang mọc răng.
  • Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc rửa sạch tay rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng nướu lợi khi bé mọc răng. Việc làm đơn giản này nhưng lại có thể giúp bé giảm đau tạm thời.
  • Đôi khi trẻ cũng một sự thay đổi về cảnh quan và hoạt động cũng có thể giúp chúng mau chóng quên đi cơn đau răng, một cách tạm thời. Hãy cho bé tắm nước ấm và thư giãn hoặc chơi cùng bé những trò chơi thú vị.
Có thể chà nhẹ ngón tay của cha mẹ lên nướu trẻ để giảm bớt cơn ngứa khi mọc răng.
Có thể chà nhẹ ngón tay của cha mẹ lên nướu trẻ để giảm bớt cơn ngứa khi mọc răng.
Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em – Những Điều Cần Biết

Sốt cao và nôn ở trẻ em cần được theo dõi sát sao và xử lý kịp thời. Dưới đây là những thông tin giúp bố mẹ hiểu hơn về hiện tượng này và cách xử lý phù hợp.

1/ Hiện tượng nôn và sốt ở trẻ

Tùy vào độ tuổi và hiện tượng trẻ sốt cao ăn vào nôn ra có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi (còn bú mẹ), nguyên nhân nôn ói có thể là do bị tắc dạ dày (hẹp môn vị) hoặc tắc ruột. Trường hợp khác là nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng toàn thân. Nếu trẻ sốt từ 38 độ C trở lên kèm nôn ói, nên đưa đi khám tại cơ sở y tế.

Ở trẻ lớn hơn, nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày – ruột, thường do siêu vi trùng gây ra khi trẻ ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm bẩn. Nguyên nhân khác có thể do ăn thức ăn được chế biến sẵn, hoặc bảo quản không đúng cách nhưng ít hơn.

Nhiễm khuẩn ở dạ dày khiến trẻ bị nôn, sốt
Trẻ bị nôn, sốt do nhiễm khuẩn

Sốt cao nôn ở trẻ em do viêm dạ dày – ruột thường bắt đầu đột ngột và hồi phục nhanh trong 24 giờ. Những dấu hiệu khác có thể xảy ra: tiêu chảy, sốt hoặc đau bụng. Ngoài ra trào ngược dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, tắc ruột cũng khiến trẻ hay bị nôn.

2/ Điều bố mẹ nên làm

Đầu tiên khi thấy trẻ bị nôn, bố mẹ nên theo theo dõi tình trạng mất nước ở bé. Các dấu hiệu nhẹ là: môi khô, khát nước. Lúc này có thể cho trẻ uống nước bù. Trẻ có dấu hiệu mất nước trung bình hoặc nặng đó là tiểu ít, khóc không ra nước mắt, miệng khô, mắt trũng thì cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng.

Bổ sung sữa hoặc nước cho trẻ khi bị nôn
Trẻ bị nôn cần được theo dõi tình trạng mất nước

Nếu trẻ đang bú mẹ mà bị nôn ói, cũng cần tiếp tục cho bú trừ khi có bệnh lý mà nhân viên y tế khuyên không cho bú. Mẹ hãy cố gắng cho trẻ bú nhiều lần, mỗi lần từng ít một, ví dụ, cách 30 phút cho con bú một lần, mỗi lần 5 – 10 phút. Nếu tình trạng nôn ói giảm sau 2 – 3 giờ, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú lại như bình thường. Nếu trẻ nôn ói nặng hơn sau 24 giờ hãy đưa trẻ đi khám.

Khi cho trẻ uống thêm nước, bố mẹ nên tránh uống nước có quá nhiều đường, hay ăn thức ăn có nhiều mỡ sẽ khó hấp thu.

Categories
thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

Những Thắc Mắc Thường Gặp Về Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Kháng Viêm

Tuy được sử dụng khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc và những lưu ý để dùng thuốc hiệu quả, đúng cách.

1/ Công dụng

Thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm (NSAIDs) có công dụng giảm đau, chống viêm và có thể hạ sốt, làm giảm các triệu chứng đau đầu, đau bụng kinh, bong gân, căng cơ, cảm lạnh, cảm cúm, viêm khớp và đau lâu dài.

2/ Những câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào cần hỏi ý kiến bác sĩ khi muốn dùng thuốc kháng viêm NSAIDs?

Đa phần mọi người đều có thể dùng thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, nhưng với người bệnh trên 65 tuổi, hoặc phụ nữ mang thai hay đang cho con bú, có tiền sử bị hen suyễn, có tiền sử dị ứng với NSAIDs hoặc tiền sử loét dạ dày phải hỏi ý kiến ​​của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Một số đối tượng cần tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc
Sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ

Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề nào với tim, gan, thận, huyết áp, tuần hoàn hoặc với người bệnh dưới 16 tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp, tránh các tác dụng phụ.

Những tác động nào có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng viêm NSAIDs?

Một số loại thuốc khi dùng chung với nhau sẽ gây tương tác thuốc, có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc hoặc tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy báo cho bác sĩ biết bạn đang dùng đơn thuốc gì, đặc biệt là khi kết hợp các loại thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steriod khác, warfarin, ciclosporin, lithium, methotrexate, thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc như citalopram và fluoxetine.

Thuốc chỉ hiệu quả khi dùng đúng cách
Dùng thuốc đúng cách giúp phát huy công dụng

Điều gì xảy ra nếu sử dụng NSAIDs quá liều?

Bạn có thể gặp các vấn đề như đau bụng hoặc buồn ngủ, co giật, khó thở hoặc mất ý thức. Lúc này cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Để đảm bảo an toàn và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc làm theo hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì Trong Trường Hợp Nguy Cấp Này ?

Sốt là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ. Khi hệ miễn dịch ở độ tuổi này còn kém thì việc nhiễm các virus hoặc vi khuẩn sẽ gây nên triệu chứng sốt thường thấy. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Câu hỏi vừa dễ vừa khó này không phải bất kỳ các bậc làm cha mẹ nào cũng đưa ra phương án xử lý đúng đắn và khoa học. Vì khi xảy ra tình trạng sốt cao kéo dài mà không xử lý đúng cách, trẻ sẽ bị co giật và tệ hơn là tử vong. Đứng trước tình huống quan trọng này các bậc phụ huynh thường hay lúng túng, không biết cách xử trí như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau.

Cách xử trí và phòng ngừa khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ sốt cao 39.5 độ là dấu hiệu chúng đang mắc phải một loại bệnh nào đó. Đối với các nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời trẻ dễ xuất hiện các biến chứng nặng như co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não, … Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sốt thông qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Chúng ta đều có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nhưng cũng cần lưu ý tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân đối với trẻ quá nhỏ. Song, để đạt được mục tiêu hạ sốt 38 độ ở trẻ em một cách nhanh chóng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều.
Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều

Khi sốt cao cơ thể chúng ta dễ mất nước ở các bộ phận như da và phổi. Điều này gây nên tình trạng rối loạn điện giải. Do đó nên bổ sung các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo và cho trẻ uống nhiều nước chín hoặc bù nước điện giải. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi cơn sốt. Những loại  vitamin nhóm A, B, C, Canix, Sắt và Natri lưu được các chuyên gia khuyên dùng nhằm tăng cường đề kháng, củng cố hệ miễn dịch vững mạnh cho trẻ nhỏ. Một số ít những kiến thức về sốt ở trẻ em trên nhằm tuyên truyền về cách phòng chống các tác nhân xấu gây ra tình trạng sốt ở trẻ và cũng giải đáp câu hỏi sốt 39 độ cần làm gì. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa tốt cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức và vệ sinh cá nhân của từng người, từng gia đình.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.
Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.
Categories
các thuốc giảm đau hạ sốt

Hướng Dẫn Sử Dụng Các Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Đúng Cách

Đau hay sốt là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh. Do vậy, việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý đã phần nào giúp các bệnh nhân được điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc sống. Nhưng số ít đối tượng bệnh nhân vẫn còn lo lắng về phương pháp điều trị bằng cách sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt thường xuyên. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này thông qua các dẫn chứng từ bài viết dưới đây.

Những ảnh hưởng nhất định của việc lạm dụng thuốc

Có nên uống thuốc giảm đau thường xuyên không ? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Theo các chuyên gia y tế đầu ngành, việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ phát huy hết tác dụng của thuốc từ đó đẩy nhanh quá trình chữa lành bệnh, ngược lại nếu dùng sai cách sẽ giảm hiệu quả điều trị và nguy hiểm hơn là có thể gây hại cho bản thân. Các nhóm giảm đau hạ sốt đường uống sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày người bệnh theo nhiều cách khác nhau. Một trong số đó còn tạo ra chất ức chế gây làm thay đổi sinh lý hệ tiêu hóa trong khoảng thời gian dài. Để giải đáp cho câu hỏi uống thuốc giảm đau có hại không, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, bởi họ là những người có chuyên môn nghiệp vụ, sở hữu đủ kiến thức để đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Song, người bệnh cũng nên lắng nghe, thấu hiểu cơ thể của chính mình trước khi sử dụng thuốc.

Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?
Uống thuốc giảm đau nhiều có hại không?

Sử dụng thuốc như thế nào là đúng ?

Thời gian uống thuốc là lưu ý rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Các chuyên gia luôn khuyến cáo thuốc được uống vào trước ăn (tức là khi bụng rỗng), sau ăn (lúc bụng no) hoặc một số ít trường hợp là trong khi ăn. Khi thăm khám và được kê đơn thuốc, bác sĩ thường chỉ định tên các loại thuốc giảm đau hạ sốt bệnh nhân có thể sử dụng được. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, những lưu ý sử dụng loại thuốc thích hợp đối với độ tuổi này là vô cùng quan trọng, cần được ghi nhớ và giám sát chặt chẽ. Không nên dùng với các loại nước khác như sữa, rượu, bia, các chất kích thích khác, … khi uống thuốc. Tất cả các loại thức uống này đều có những phản ứng đối nghịch với thuốc, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại cho người sử dụng.

Sử dụng thuốc đúng cách, đúng thời điểm là vô cùng quan trọng.
Sử dụng thuốc đúng cách, đúng thời điểm là vô cùng quan trọng.
Categories
sau sốt xuất huyết

Ngứa Sau Sốt Xuất Huyết Và Cách Xử Lý

Sau sốt xuất huyết, người bệnh có thể xuất hiện hiện tượng ngứa, nổi mẩn dưới da. Nguyên nhân vì sao và xử lý thế nào, thông tin dưới đây sẽ giúp ích cho bạn.

1/ Vì sao bị ngứa sau sốt?

Sốt xuất huyết có 3 giai đoạn: sốt cao đột ngột – xuất huyết – hồi phục. Những cơn ngứa có thể xuất hiện trong hoặc sau khi bị sốt xuất huyết. Không phải ai cũng bị ngứa giống nhau. Có người bị nhẹ, nhưng lại có người cảm thấy ngứa rát khó chịu đến mất ngủ. Vậy tình trạng ngứa này có nguy hiểm hay không?

Khi bị sốt xuất huyết Dengue, ngứa là triệu chứng thường gặp do virus gây ra. Điều này cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục thời gian bị bệnh. Lúc này cơ thể người bệnh đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, dẫn đến cảm giác ngứa, mẩn đỏ trên da.

Ngứa thường xuất hiện sau sốt xuất huyết
Ngứa là hiện tượng thường gặp sau sốt xuất huyết


2/ Xử lý thế nào?

Tình trạng sau sốt bị nổi mẩn đỏ sẽ tự hết sau 2 đến 3 ngày, một số trường hợp có thể lâu hơn, chừng 1 tuần, hoặc có thể lên đến vài tuần tùy tốc độ phục hồi của cơ thể.

Một số biện pháp có thể áp dụng lúc này, đó là:

Bổ sung vitamin C nhằm tăng cường sức đề kháng hỗ trợ quá trình hồi phục cơ thể.

Ăn uống đầy đủ chất, hạn chế thực phẩm dầu mỡ, các thực phẩm có thể gây dị ứng nặng như đồ biển, thịt thú rừng…

Có thể ngâm tay chân trong nước ấm pha thêm muối hoặc nước cốt chanh làm dịu cơn ngứa.

Sử dụng lô hội (nha đam) có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, làm dịu và phục hồi da bị mẩn đỏ.

Làm dịu da giảm ngứa bằng nha đam
Nha đam có tác dụng dịu da giảm ngứa

Nếu muốn sử dụng thuốc giảm ngứa cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Nhìn chung, sau khi bị sốt xuất huyết, ngoài việc hạ sốt thì người bệnh cũng cần đi kiểm tra xét nghiệm máu và đánh giá mức độ giảm tiểu cầu, men gan để đảm bảo an toàn.