Categories
sốt mọc răng như thế nào

Trẻ sốt mọc răng như thế nào? Những dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ

Khi bước vào giai đoạn mọc răng sữa, trẻ sẽ có những biểu hiện đặc trưng như sốt, chảy dãi, ngứa nướu… Vậy sốt mọc răng như thế nào? Cần làm gì hạ sốt cho trẻ?

Nhận dạng hiện tượng trẻ sốt mọc răng

Không như sốt virus thông thường, dấu hiệu sốt mọc răng đa phần là chỉ tăng nhẹ thân nhiệt từ 38-38,5 độ C. Còn trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, da phát ban, người mệt mỏi…thì đây chính là sốt virus hay vi khuẩn.

Khi bắt đầu mọc răng, thường là trong tháng tuổi thứ 4, mẹ sẽ thấy trẻ hay chảy dãi quanh miệng. Để xác định rõ hơn, bạn có thể kiểm tra nướu hay lợi của bé thấy sưng đỏ trước khi nhú răng lên.

Quá trình mọc răng ở trẻ

Trước và trong quá trình mọc răng trẻ hay ngậm tay, thích cắn đồ vật cứng. Do đó bố mẹ nên chú ý không cho trẻ cầm các đồ vật sắc cạnh nguy hiểm có thể tổn thương nướu, cũng như vệ sinh các món đồ chơi thật kỹ tránh vi khuẩn gây bệnh cho bé.

Nếu thấy trẻ ho nhiều, ho có đờm màu xanh vàng, hay cố rặn để ho, thì bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra vùng họng, vì rất có thể lợi xung quanh răng bị bội nhiễm dẫn đến viêm hầu họng ở bé.

Khi trẻ mọc răng, bé thường quấy khóc, khó chịu, bỏ bú.

Bé mọc răng hay bị ngứa và có thể sốt nhẹ

Đi ngoài phân lỏng hoặc phân sống 3-4 lần/ ngày.

Diễn biến của sốt mọc răng:Trẻ sốt nhẹ và kéo dài khoảng 3-4 ngày từ lúc răng bắt đầu mọc lên. Không phải răng mọc khiến trẻ bị sốt, mà là do nướu răng bị rách làm trẻ ngứa khó chịu, hay mút tay hoặc gặm các đồ vật khác khiến vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng xâm nhập, gây viêm. Lúc này, hệ miễn dịch xuất hiện phản xạ sốt, đây là điều hoàn toàn bình thường.

Cách chữa sốt cho trẻ mọc răng: Thực ra sốt ở trẻ không quá cao nên cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bố mẹ chỉ cần bổ sung nước, tăng cữ bú cho trẻ để tránh mất nước cũng như đảm bảo tăng sức đề kháng cho bé. Để giúp bé bớt khó chịu thường là hạn chế cho trẻ gặm cắn đồ vật gây viêm nhiễm thêm, cứ để bình thường cho đến khi răng mọc hoàn toàn trẻ sẽ hết sốt.

Sau đó, bé tiếp tục mọc thêm răng hàm và răng nanh và cũng có hiện tượng bé sốt mọc răng hàm bé mọc răng nanh bị sốt nữa

Categories
sốt mọc răng ở trẻ nhỏ

Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Nhỏ Bao Lâu Thì Hết?

Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ bao lâu thì hết là câu hỏi được nhiều ba mẹ đang trong quá trình chăm sóc con nhỏ quan tâm. Nhất là những ba mẹ lần đầu có con thì điều này sẽ càng trở lên khó khăn hơn. Hiện tượng sốt mọc răng là một hiện tượng bình thường sẽ xảy ra trong năm đầu đời của bé. Vậy để biết bao lâu thì hiện tượng này sẽ mất dần và làm gì để con yêu dễ chịu hơn, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ

Sốt mọc răng ở trẻ bao nhiêu ngày?

Mỗi bé sẽ có một quá trình mọc răng hoàn toàn không giống nhau. Quá trình mọc răng rất ít khi sốt nhưng cũng có một số trường hợp trẻ sẽ sốt nhiều. Do đó, ba mẹ sẽ cảm thấy khó có thể đoán trước được. Một trong những chiếc răng đầu tiên khi mọc lên sẽ khiến bé yêu cảm thấy khó chịu. Sau đó những cơn đau khi mọc răng cũng sẽ giảm dần cho đến khi bé sốt mọc răng hàm.

Sốt mọc răng bao nhiêu ngày? Trẻ sốt mọc răng là một trong những hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể sẽ tự hết sau khoảng 3-4 ngày. Nhiều cha mẹ thường nhầm tưởng rằng răng mọc răng khiến cho bé bị sốt. Tuy nhiên, trên thực tế là khi trẻ mọc răng, nướu bị nứt, gây ra hiện tượng đau và ngứa ngáy, trẻ em thường có xu hướng thích cho tay vào miệng, dễ tạo điều kiện cho một số tác nhân có hại xâm nhập gây ra tình trạng viêm, dẫn tới sốt.

Biểu hiện của trẻ sốt mọc răng

Sốt mọc răng ở trẻ biểu hiện như nào?

Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ? Trẻ sốt mọc răng khác với sốt thường. Sốt mọc răng đa số sẽ sốt nhẹ từ 38-38,5 độ C, trong một số trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, phát ban, li bì…có thể bé yêu mắc kèm theo bệnh nhiễm khuẩn (vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng).

Sốt mọc răng như thế nào? Sẽ có các biểu hiện sau:

  • Chảy nước dãi
  • Nướu đau đỏ
  • Ngứa nướu, thường cho tay vào miệng, thích cắn những đồ có cạnh
  • Ho
  • Thông thường, những ngày đầu mọc răng, trẻ sẽ thường quấy khóc, hờn dỗi, chán ăn
  • Đi ngoài ra phân lỏng hoặc phân sống từ 3-4 lần/ ngày