Categories
trẻ quấy khóc về đêm

Trẻ Quấy Khóc Về Đêm, Bố Mẹ Cần “Cảnh Giác”

Trẻ quấy khóc về đêmlà “nỗi ám ảnh” của hầu hết các gia đình trong quá trình chăm sóc con. Trẻ quấy khóc thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bố mẹ, tinh thần từ đó cũng đi xuống do mệt mỏi phải chăm sóc con. Hơn nữa, tình trạng này kéo dài chính là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý trong cơ thể của con yêu mà bố mẹ nên cảnh giác. Cùng tìm hiểu trong bài viết này để biết thêm thông tin cho bố mẹ về hiện tượng khóc đêm và cách khắc phục tại nhà đơn giản và hiệu quả.

Trẻ quấy khóc về đêm

Nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên khóc quấy đêm

Cơ thể trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, do đó bất kỳ yếu tố nào bên ngoài tác động cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc. Các nguyên nhân phổ biến khiến con yêu quấy khóc đêm là:

  • Tác nhân gây dị ứng: mũi con bị ngứa ngáy, con khó chịu khi môi trường xung quanh có nhiều khói thuốc, mùi hóa chất, nhiều côn trùng, trẻ bị ho sổ mũi,…
  • Bất thường ở hệ tiêu hóa: trẻ bị đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng… là nguyên nhân hay khiến trẻ quấy khóc. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo trẻ nhỏ mắc các bệnh đường tiêu hóa, chẳng hạn như trào ngược thực quản, viêm dạ dày,…
Trẻ bị đầy bụng
  • Hệ thần kinh chưa hoàn thiện: dù chỉ tác động nhỏ bên ngoài khiến trẻ sơ sinh hay giật mình và trở nên quấy khóc.
  • Trẻ thiếu canxi: đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Cùng với đó là các dấu hiệu: mọc răng chậm, ra nhiều mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…
  • Con mọc răng: ba mẹ hãy thực hiện kiểm tra thường xuyên răng miệng của con. Khi con mọc răng, cơn đau nướu sẽ khiến con ngủ không ngon và quấy khóc. Thêm vào đó, mọc răng khiến con yêu khó chịu, ăn uống kém, bỏ bú và quấy khóc nhiều.
  • Ban ngày hoạt động nhiều: việc trẻ đã hoạt động quá phấn khích vào ban ngày dẫn đến tình trạng trẻ bị quá tải cảm xúc, có thể tạo ra những cơn ác mộng khiến trẻ dễ giật mình và khóc ban đêm. Vấn đề này đã được chứng minh trong nhiều cuộc nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ nhỏ.
Categories
giấc ngủ của trẻ

Cùng Tìm Hiểu Giấc Ngủ Của Trẻ Sơ Sinh

Giấc ngủ của trẻ là một trong những mối quan tâm của những người làm cha làm mẹ. Bởi nếu bé ngủ quá ít hay quá nhiều đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé. Vậy trong mỗi giai đoạn phát triển giấc ngủ trẻ sơ sinh có thay đổi không?

Giấc ngủ của bé

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi thế nào trong từng giai đoạn?

Trải qua từng giai đoạn khác nhau, giấc ngủ trẻ sơ sinh sẽ có những thay đổi như sau:

  • Trẻ 1 tuần tuổi – 2 tháng tuổi: Sau khi chào đời được tuần đầu tiên, trẻ sơ sinh khóc đêm và có thể ngủ nhiều nhất đến 18 – 20 giờ/ngày và ngủ vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, mỗi giấc của trẻ có thể kéo dài trong khoảng 30 phút – 3, 4 giờ. Trung bình, trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Từ 3 tháng tuổi, giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bắt đầu thay đổi, tre em khoc dem, trẻ có thể ngủ dài hơn và ngủ theo nhu cầu. Trung bình trẻ có thể ngủ từ 14 – 16 giờ mỗi ngày, trong đó, giấc ngủ ngày có thể trung bình từ 3.5 – 5.5 giờ và giấc ngủ đêm kéo dài từ 9.5 – 11.5 giờ.
  • Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Giấc ngủ trẻ trong giai đoạn này đã có những thay đổi nhiều, be hay khoc khi ngu, bé cũng sẽ có thể ngủ theo nhu cầu, giờ ngủ và những nhịp sống sinh học của trẻ cũng có thể đã được hình thành và phát triển giống như một người lớn. Trung bình bé có thể ngủ từ khoảng 14 giờ mỗi ngày, trong đó, các giấc ngủ hằng ngày sẽ giảm còn 1 – 2 giấc.
Giấc ngủ của bé có rất nhiều thay đổi
  • Trẻ từ 1 – 5 tuổi: Sau 1.5 tuổi, giấc ngủ của bé đã có rất nhiều thay đổi và gần giống với người lớn hoàn toàn. Trẻ trung bình từ 1 – 5 tuổi có thể ngủ từ khoảng 10 – 12 giờ mỗi ngày.

Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình? Bản chất giấc ngủ của trẻ ở dưới 3 tháng tuổi thường sẽ không có giấc ngủ sâu như người lớn chúng ta. Ở độ tuổi này, các bạn trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thường sẽ bị giật mình khi ngủ hoặc run nhẹ tay chân sẽ là những phản xạ hết sức bình thường và dần sẽ tự hết khi bé lớn hơn.