Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt được áp dụng trong quá trình điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Vậy chúng sẽ có hiệu quả như thế nào đến sức khỏe cũng như là kết quả chữa lành bệnh. Hãy theo dõi thêm thông qua bài viết bên dưới bạn đọc nhé.
Nên sử dụng thuốc kháng sinh như thế nào ?
Hiện nay, một số người bệnh về đau nhức sống lưng thường được kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi một loại thuốc khi được điều chế ra đều sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng. Vì thế mà không ít bệnh nhân vẫn sẽ gặp phải trường hợp bị sốt cao đau nhức xương khớp sau khi đã sử dụng thuốc giảm đau kháng sinh theo hướng dẫn. Mặc dù không quá phổ biến và đối với tất cả bệnh nhân khác, nhưng đây cũng là một trong số trường hợp đáng được quan tâm, cân nhắc.
Ngày nay, nhóm thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng với mật độ và tần suất tương đối cao trong quá trình điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh chúng ta nên tìm hiểu về cách thức và liều lượng khi sử dụng chúng.
Đau nhức cơ lưng có nên sử dụng thuốc giảm đau liều cao ?
Sử dụng thuốc giảm đau an toàn
Việc lựa chọn và sử dụng thuốc đóng góp rất nhiều vào quá trình điều trị bệnh. Điển hình là việc dùng thuốc để điều trị những cơn đau nhức lưng, đau nhức sống lưng rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần nên tuân thủ các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng chúng, hạn chế lạm dụng khiến cho quá trình điều trị bị gián đoạn hoặc đứt gãy. Nếu không nắm rõ phương thức sử dụng chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng có hại cho sức khỏe người dùng trong một thời gian lâu dài.
Bệnh nhân khi bị sốt cao đau nhức xương khớp sẽ luôn lựa chọn sử dụng kháng sinh để làm giảm nhanh cơn đau. Dẫu biết rằng đây là cách làm phổ biến và thông dụng nhưng nó vẫn tiềm ẩn đâu đó nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể như suy tim, viêm gan thận, đột quỵ, … Đối với bệnh nhân là người cao tuổi, khi sử dụng thuốc cùng lúc nhiều loại sẽ dễ gây ra tình trạng nhầm lẫn. Và tất nhiên khi đã uống nhầm thuốc, nguy cơ ngộ độc và dị ứng là rất cao. Nên phân loại đúng thuốc, đúng bệnh và đúng thời gian cho họ để hạn chế được các nguy cơ này.
Ngoài ra, để làm giảm những cơn đau nhức ở lưng, người bệnh nên uống thuốc đúng cách để chúng phát huy được công năng của mình. Khi sử dụng thuốc ở dạng viên nén còn nguyên thì chúng ta nên uống theo cách truyền thống và sử dụng cùng nước lọc đun sôi để nguội. Không nên dùng cùng các loại nước khác như nước ép, rượu bia và đặc biệt là sữa, những loại thức uống này rất dễ gây ngộ độc, nhồi máu cơ tim. Mặc khác, cũng cần nên sử dụng đủ lượng nước quy định đối với thuốc uống dạng viên sủi hoặc bột uống. Chúng luôn cần một lượng nước đủ và thời gian để hòa tan trước khi uống.
Thăm khám để xác định đúng tình trạng bệnh và loại thuốc cần dùng.
Trái gió trở trời rất dễ khiến chúng ta bị sốt cao đau nhức xương khớp. Trong trường hợp đó nên làm gì để giảm đau nhức và không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày?
Giảm đau như thế nào?
Làm ấm cơ thể
Những lúc trời mưa, lạnh là thời điểm dễ bị đau nhức ở khuỷu tay, đau khớp gối… do đó chủ động giữ ấm cơ thể như sử dụng khăn quàng cổ, mang găng tay, tất. Những người có tiền sử đau xương khớp khi trời lạnh nên tắm rửa và ngâm chân bằng nước ấm để giúp các khớp được thư giãn, giãn nở mạch máu để đỡ đau hơn.
Giữ ấm chân giúp giảm đau nhức, phòng nhiều bệnh khác nhau
Chườm nóng, mát xa
Bị đau nhức sau sinh mổ, đau xương khớp bạn có thể làm ấm vị trí đau bằng dầu nóng hoặc chườm nóng cũng có thể phát huy tác dụng. Đặt túi chườm, khăn ấm lên vùng bị đau, trong khoảng 15-20 phút đến khi đỡ đau. Nếu vùng khớp viêm cấp bị sưng, nóng, đỏ, đau thì không nên thực hiện cách này.
Xoa bóp
Bạn có thể tự xoa bóp các khớp bàn tay, ngón tay, gối, bàn chân, vai… mỗi khi bị tê cứng. Hoặc có thể đến các trung tâm trị liệu, để nhờ kỹ thuật viên thực hiện các bài mát xa, xoa bóp giảm đau ở những vị trí khó tự tác động như cổ, vai gáy, thắt lưng…
Các liệu pháp mát xa giúp giảm đau xương khớp
Sử dụng thuốc đúng cách
Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ trên, nếu không cải thiện chứng đau nhức xương khớp thì có thể cân nhắc việc dùng các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn (OTC) để giảm đau. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt thường được sử dụng phổ biến thế nhưng tùy vào từng trường hợp cụ thể có nên sử dụng hay không. Tuyệt đối không lạm dụng, tự ý tăng liều để trị dứt cơn đau vì gây nhiều tác dụng phụ lên sức khỏe. Tốt hơn nên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược, chiết xuất từ thiên nhiên được khoa học kiểm chứng về hiệu quả và độ an toàn.
Bà bầu rất dễ bị đau đầu, đau nhức xương khớp trong quá trình mang thai. Không ít mẹ bầu thắc mắc có bầu uống thuốc giảm đau được không, sử dụng như thế nào? Nhìn chung, khi mang thai phụ nữ nên hạn chế nhất có thể việc sử dụng thuốc điều trị vì rất dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do đó nên ưu tiên sử dụng các biện pháp giảm đau không dùng thuốc như trên để cải thiện tình hình. Nếu cơn đau vẫn còn, nên khám bác sĩ để được tư vấn.
Tuy thuốc giảm đau điều trị đau nhức trong nhiều trường hợp, thế nhưng không phải lúc nào cũng nên uống. Sốt cao đau nhức xương khớp nên làm gì để giảm cảm giác ê ẩm người? Cùng tìm hiểu tại đây.
Thuốc giảm đau hạ sốt có nhiều loại khác nhau, tùy theo từng nguyên nhân cụ thể, từng đối tượng chỉ định mà sử dụng sao cho phù hợp. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc.
Mỗi loại thuốc có các cơ chế hoạt động khác nhau, dùng để điều trị cho từng loại bệnh lý.
Không phải cứ đau nhức là có thể uống thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau
Thuốc không kê đơn: dùng cho các chứng đau nhẹ cho tới vừa như đau đầu, sốt, cảm, đau răng, đau bụng kinh, đau nhức ở khuỷu tay… Uống thuốc này không gây buồn ngủ.
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID): dùng uống khi bị sốt, nhức đầu, cảm lạnh và viêm xoang.
Paracetamol: là loại thuốc phổ biến nhất và dễ dùng cho mọi độ tuổi. Dùng để điều trị các cơn đau mức độ nhẹ cho tới trung bình, chủ yếu dùng hạ sốt. Nhưng không phải ai cũng có thể tùy ý sử dụng, nhất là phụ nữ mang thai. Vậy có bầu uống thuốc giảm đau được không? Tốt nhất nên hạn chế can thiệp bằng thuốc để tránh ảnh hưởng thai nhi.
Bà bầu nên thận trọng trong việc dùng thuốc giảm đau
Thuốc kê đơn: Có tác dụng mạnh hơn dùng đặc trị một số bệnh lý đặc biệt vì có tác dụng lên hệ thần kinh, não, tuỷ sống và cả ống tiêu hoá để người bệnh cảm thấy bớt đau hơn. Đây là loại thuốc dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ, không được tùy ý mua.
Lưu ý
Tuy thuốc giảm đau dễ dùng, thế nhưng có rất nhiều người chủ quan mà lạm dụng thuốc. Điều này rất dễ tác động xấu đến cơ thể nếu uống trong thời gian dài. Một số đối tượng sau cần lưu ý khi muốn uống giảm đau hạ sốt không kê đơn:
Trẻ em: trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện như người lớn do đó việc uống thuốc cần cẩn trọng. Trẻ dưới 16 tuổi tuyệt đối không uống aspirin vì gây ảnh hưởng tới não và gan.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: các loại thuốc điều trị nói chung đều có ảnh hưởng ít nhiều đến đối tượng này. Nhất là trong thời gian mang thai, mẹ bầu càng không nên sử dụng các loại thuốc, kể cả giảm đau.
Người lớn tuổi: Người cao tuổi có nhiều bệnh nền, có thể bị một số tác dụng phụ với các thành phần thuốc. Để giảm đau hạ sốt hiệu quả cần uống đúng và đủ liều lượng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc giảm đau chung với đơn thuốc khác.
Ngày nay, tại các tủ thuốc gia đình thông thường sẽ luôn được chuẩn bị sẵn một số nhóm thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, panadol, efferalgan, … Ngay khi cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức là có thể sử dụng được ngay lập tức. Thậm chí, tại một số gia đình, thói quen uống thuốc một cách tùy tiện như thế này sẽ khiến cơ thể phải chịu những tác hại khôn lường.
Thuốc giảm đau hạ sốt luôn được chuẩn bị sẵn tại các tủ thuốc gia đình
Nguyên tắc cần biết khi sử dụng thuốc
Thuốc hạ sốt trên thị trường tồn tại rất nhiều chủng loại, với sự đa dạng khác nhau. Tuy được xem là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ thông thường dùng, nhưng chúng vẫn có nhiều lưu ý, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em và người lớn tuổi. Vậy khi trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Nhiều cơn sốt, đau nhức trên cơ thể khiến trẻ nhỏ có cảm giác khó, quấy khóc kéo dài. Để vơi bớt cảm giác bức bối ấy, thuốc giảm đau thường được nhiều cha mẹ tùy nghi sử dụng. Các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ nhỏ như thế này phần lớn đều mang lại hiệu quả rõ rệt ngay sau khi sử dụng, khiến cho trẻ nhanh chóng được hạ sốt và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhưng bên cạnh đó, một số phụ huynh khi nhận thấy trẻ nhỏ sốt cao uống thuốc không hạ sẽ ngay lập tức có xu hướng tăng liều dùng lên cho trẻ. Đây là việc làm không nên, bởi lẽ ở mỗi một độ tuổi, cơ thể trẻ sẽ có những thích ứng với cơ chế của thuốc khác nhau.
Để hạn chế được tối đa những bất lợi từ việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt, người bệnh nên ghi nhớ không được sử dụng quá liều đã được in trên bao bì sản phẩm. Khi có thêm bất kỳ nhu cầu sử dụng nào, nằm ngoài đơn thuốc đã được kê toa thì phải luôn có sự giám sát, đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau quá liều sẽ làm cho công tác chuẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn. Dù bất kỳ là sử dụng những dạng thuốc giảm đau nào, nhưng khi sử dụng vô tội vạ sẽ làm cho chúng ta bỏ sót những dấu hiệu cơ bản cần được phát hiện sớm từ các bệnh lý nguy hiểm khác. Luôn luôn lắng nghe sự tham vấn từ các y bác sĩ có uy tín, tránh pha trộn các loại thuốc giảm đau hạ sốt để sử dụng.
Luôn sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều để hạn chế những tổn thương cho cơ thể.
Nếu gặp trường hợp sốt cao đột ngột do virus nên làm gì để cơ thể nhanh hồi phục? Những cách hạ sốt an toàn là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1/ Những cách hạ sốt hiệu quả
Sốt vi rút là phản ứng sốt của cơ thể khi có vi rút xâm nhập. Tùy theo từng loại vi rút mà thời gian phát bệnh khác nhau, có thể là từ 2-5 ngày hoặc hơn. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu sốt trên 38 độ, người mệt mỏi, đau nhức cơ…, bạn có thể tự pha oresol để bù điện giải, tránh mất nước do sốt như sau: Lấy 1 gói Oresol pha với 1 lít nước đun sôi để nguội. Có thể uống thay nước lọc bình thường, uống nhiều lần trong ngày, dựa vào biểu hiện mất nước mà bạn có thể dùng 2-3 gói.
Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt nên dùng loại có chứa thành phần acetaminophen. Chỉ uống khi sốt trên 38,5 độ C. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà căn liều dùng cho phù hợp, cụ thể dùng từ 10 – 20 mg/kg trọng lượng. Mỗi lần dùng cách nhau từ 4-6 tiếng đồng hồ.
Theo dõi thân nhiệt của trẻ
Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, một số phương pháp hạ sốt không dùng thuốc có thể làm tăng hiệu quả nhanh hơn. Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?
Cho trẻ sơ sinh bú đầy đủ, trẻ nhỏ nên uống nhiều nước.
Không mở điều hòa quá thấp khi trẻ đang bị sốt, để nhiệt độ phòng bình thường tránh gió lùa.
Mặc quần áo mỏng thoáng.
Lau người bằng nước ấm có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3-4 độ C.
Không nên chườm trán bằng đá lạnh.
Dùng miếng dán hạ sốt cho bé nếu có.
2/ Lưu ý khi bị sốt siêu vi
Chăm sóc người bị sốt thường không phức tạp, bệnh có thể tự hết trong 1-2 tuần. Thế nhưng cũng không nên quá chủ quan, nhất là sốt ở trẻ nhỏ. Sốt cao co giật có ảnh hưởng gì? Trẻ bị sốt co giật nếu không được cấp cứu kịp thời có thế gây nguy hiểm đến tính mạng. Để nhanh chóng phục hồi sức khỏe, nên nhớ:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Cơ thể người bị sốt khá nhạy cảm vì sức đề kháng lúc này đang bị kém đi. Để tránh nguy cơ mắc thêm các bệnh khác, người bị sốt cần phải giữ vệ sinh cá nhân để ngăn ngừa hiện tượng bội nhiễm. Tốt nhất nên tắm nước ấm, lau khô người và mặc quần áo thoáng mát, mỏng.
Lau người cho bé thường xuyên
Không lạm dụng thuốc
Thuốc hạ sốt tuy có hiệu quả nhưng không nên lạm dụng chỉ vì muốn hết sốt thật nhanh. Không nên tự ý uống kháng sinh, uống thuốc hạ sốt quá liều, truyền dịch, uống nước lạnh…
Khám bệnh nếu không hạ sốt
Sốt kéo dài trên 5 ngày không hạ, không đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt co giật, đau đầu, buồn nôn… cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.
Đa phần trẻ nhỏ đều ít nhất 1 lần trải qua sốt. Tuy nhiên ở trẻ nhỏ, việc dùng các thuốc giảm đau hạ sốt cần tuân thủ theo chỉ định cũng như hướng dẫn của bác sĩ. Vậy lời khuyên của chuyên gia ở đây là gì?
Cách chăm sóc trẻ bị sốt
Theo bác sĩ, trẻ được xác định sốt khi đo nhiệt độ hậu môn từ 38 độ C trở lên. Nếu tiếp xúc da với trẻ thấy nóng hơn bình thường, cần đo nhiệt độ ngay. Đo ở hậu môn sẽ cho kết quả chính xác hơn cả. Nhưng trên thực tế, bố mẹ hay kẹp nhiệt kế ở nách, thường thấp hơn nhiệt độ hậu môn khoảng 0,5 độ C. Suy ra nếu nhiệt độ tại nách trên 37,5 độ C thì có nghĩa trẻ đang sốt.
Thân nhiệt từ 37,5 độ trở lên tức là trẻ đang bị sốt
Tùy theo tình hình mà bố mẹ có cách xử lý khác nhau. Nếu dưới 38,5 độ C, bạn nên để trẻ nghỉ ngơi, mặc quần áo mỏng nhẹ, tăng cường nước (sữa, nước lọc, nước hoa quả …) và cho trẻ ăn đồ ăn dễ tiêu.
Nếu trên ngưỡng 38,5 độ C bạn nên cho trẻ dùng thuốc. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt an toàn là Paracetamol (Acetaminophen). Chú ý khi sử dụng cần dùng đúng liều theo hướng dẫn. Thông thường 10 – 15 mg/kg trên cân nặng trẻ cho mỗi lần uống. Ít nhất 6 giờ mới uống thêm 1 liều kế tiếp. Trẻ dưới 2 tuổi cần phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt cần tuân thủ hướng dẫn
Nếu trẻ sốt cao không hạ, bạn không nên cho trẻ tiếp tục uống nữa. Dùng thuốc hạ sốt quá liều cho phép sẽ gây ra ngộ độc. Nếu không tiện uống, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn, nhất là khi trẻ bị ói nhiều hoặc đang ngủ.
Khi trẻ bị sốt tiêu chảy thì dùng dạng uống sẽ phù hợp. Không nên dùng 2 dạng thuốc hạ sốt cùng 1 lúc.
Ngoài uống thuốc, bạn có thể dùng biện pháp lau mát khắp người cho trẻ. Một số điều không nên làm khi trẻ bị sốt đó là quấn chăn cho trẻ, hạn chế ăn uống; dùng chanh, sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ bị sốt co giật vì rất dễ gây sặc đường thở rất nguy hiểm; cạo gió… Trẻ sốt nhiều ngày, mất nước nặng, nằm li bì, thiếu tỉnh táo không đáp ứng thuốc nên đưa trẻ đi khám càng nhanh càng tốt.