Categories
sốt cao đột ngột

Những Bệnh Thường Gặp Mùa Mưa Gây Sốt Cao Đột Ngột

Sốt cao đột ngột thường do nhiễm khuẩn, siêu vi; mà vào mùa mưa bão nhiều như hiện nay thì tỉ lệ mắc phải cao hơn bình thường. Vậy đó là những bệnh gì, triệu chứng ra sao?

Bệnh đường hô hấp

Cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng… là những bệnh về đường hô hấp hay gặp ở mọi lứa tuổi. Nhất là ở các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh nền mãn tính… 

Các bệnh về đường hô hấp khá đa dạng, nhưng nhìn chung đều có một số triệu chứng điển hình dễ nhận biết, đó là:

Sốt từ nhẹ đến cao. Trẻ em bị cảm cúm có thể sốt cao trên 39 độ, sốt co giật.

Đau họng, khó nuốt. Ngoài ra còn nói chuyện khan tiếng, cổ họng có đờm đặc, chảy nước mũi. 

Đi mưa về không cẩn thận dễ bị cảm sốt

Khi bị bệnh liên quan đến hô hấp, chắc chắn việc hít thở cũng bị ảnh hưởng.

Ho thường xuyên. Nguyên nhân là do sự kích thích từ các cơ quan ở đường khí phế quản khi bị viêm, đường hô hấp trên và các bộ phận liền kề như các xoang, ống tai, màng phổi, màng ngoài tim, thực quản, dạ dày và cơ hoành.

Để đề phòng sốt cao giật mình do các bệnh đường hô hấp thì cần phải làm gì?

Đi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang ngăn ngừa khói bụi lẫn virus từ môi trường xung quanh, thường xuyên rửa tay nhất là trước khi ăn. 

Chỗ ở, nơi làm việc cần đảm bảo ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ vì môi trường ẩm thấp chính là nơi phát triển của vi khuẩn, virus.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động tăng cường sức khỏe, uống đủ nước mỗi ngày…

Bệnh tiêu chảy cấp

Mùa mưa lũ, ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm rất dễ bùng phát vi khuẩn gây tiêu chảy cấp. Con đường lây truyền qua đường phân – tay – miệng, qua nước và thực phẩm thiếu vệ sinh. 

Khi bị tiêu chảy cấp, bệnh nhân thường bị sốt cao đi ngoài, cụ thể là trên 3 lần/ngày. Đặc điểm phân lỏng toàn nước, có màu vàng, nâu hoặc trắng đục. Bệnh rất dễ lây lan, trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm nhất.

Thực hiện ăn chín uống sôi phòng tiêu chảy cấp

Ngoài tiêu chảy, bệnh nhân còn nôn, từ nôn ra thức ăn sau đó thành nước trong hoặc màu vàng nhạt; có dấu hiệu thiếu nước, người mệt mỏi…

Bị tiêu chảy cấp trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Nhanh chóng áp dụng các biện pháp chườm mát, uống thuốc hạ sốt, uống oresol bù điện giải bù nước… Cần đưa đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt không giảm, nằm li bì khó đánh thức…

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không bị mắc tiêu chảy cấp, gia đình cần thực hiện ăn chín uống sôi. Sử dụng nguồn nước sinh hoạt đã qua xử lý, vệ sinh khép kín, giữ môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.

Categories
sốt cao trên 39

Những Bệnh Gây Sốt Cao Trên 39 Độ Ở Trẻ (P.1)

Các bệnh truyền nhiễm có thể khiến trẻ sốt cao trên 39 độ nếu không xử lý kịp thời. Trong thời điểm dịch bệnh như hiện nay, phòng ngừa các bệnh dễ lây nhiễm là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé lẫn gia đình.

Cảm 

Cảm lạnh ở trẻ em dễ bị tái phát và các triệu chứng kéo dài hơn so với người lớn. Đây là bệnh quanh năm, lúc nào cũng có thể mắc phải, nhưng trẻ dễ mắc cảm lạnh tăng đột biến vào mùa thu đông, mưa nhiều, nền nhiệt thấp. Đường lây của bệnh từ người mang virus sang người bình thường, qua tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải virus tồn tại trong môi trường không khí. Bệnh dễ lây nhất là trong 2-4 ngày đầu tiên kể từ khi phát bệnh.

Trẻ dưới 6 tuổi có thể mắc từ 6-8 đợt cảm lạnh trong năm (nhất là từ tháng 9 – đến tháng 4). Tuy đa phần trẻ bị cảm sẽ khỏi trong vòng 5-10 ngày, nhưng vẫn có số ít trường hợp sốt cao không hạ, sốt co giật… 

Trẻ bị cảm thường sốt cao
Trẻ bị cảm thường sốt cao

Viêm phổi 

Phế cầu khuẩn là vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae, tập trung chủ yếu ở mũi, họng và đường thở và thường không gây hại. Trẻ nhỏ rất dễ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn, đặc biệt nếu trong thời điểm đang bùng dịch cúm.

Bệnh viêm phổi thường có triệu chứng như ho nhiều, sốt, có thể khiến bé sốt cao 39 40 độ, chảy nước mũi, thở khó… 

Vi khuẩn phế cầu Streptococcus Pneumoniae không chỉ gây viêm phổi mà còn lây lan sang các cơ quan tai mũi họng khác gây nên viêm tai giữa, viêm xoang, nặng hơn là viêm màng não…  Do đó cần chủ động phòng ngừa và nếu thấy có triệu chứng cần tích cực điều trị.

Trẻ nhỏ sốt cao do viêm phổi
Trẻ nhỏ sốt cao do viêm phổi

Ở trẻ dưới 1 tuổi, nhất là trẻ đang bị viêm họng, viêm phế quản phổi, vừa bị tiêu chảy… thì rất dễ nhiễm phế cầu khuẩn. Bệnh cũng khiến trẻ hấp thu kém và suy dinh dưỡng. 

Trẻ bị sốt cần làm gì, sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh? Khi bị sốt, cần xác định trẻ sốt nhẹ hay sốt cao để có cách xử trí phù hợp. Ngoài các biện pháp như chườm nước ấm, nới lỏng quần áo, cho trẻ nằm nghỉ nơi thoáng mát, bạn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm khi trẻ sốt trên 38,5 độ. (Còn tiếp)

Categories
sốt cao đột ngột

Trẻ Sốt Cao Đột Ngột, Chân Tay Lạnh Là Bị Gì?

Về đêm bỗng nhiên trẻ sốt cao đột ngột nhưng trán nóng còn chân tay lạnh, điều này làm không ít bố mẹ lo lắng mất ngủ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chăm sóc trẻ tại đây.

Nhận biết trẻ bị sốt

Các triệu chứng điển hình khi trẻ sốt: sờ trán thấy nóng, toàn thân mệt mỏi, ra mồ hôi nhiều, quấy khóc… Tuy nhiên nếu thấy chân tay trẻ lạnh thì có thể là do virus đã tấn công vào mao mạch, gây rối loạn vận động mạch, khiến cho nhiệt độ chân tay thấp hơn so với trán, nách, bẹn…

Trẻ quấy khóc, ra mồ hôi nhiều… rất có thể do bị sốt
Trẻ quấy khóc, ra mồ hôi nhiều… rất có thể do bị sốt

Dấu hiệu cho thấy trẻ sốt cao trên 39 độ, ngưỡng rất dễ bị co giật:

  • Mặt đỏ lên.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, đổ mồ hôi.
  • Chân tay sờ thấy lạnh trong nhiều giờ.
  • Sốt cao không có dấu hiệu giảm.
  • Trẻ lừ đừ, mệt mỏi, ngủ nhiều.

Với trẻ sốt dưới 38,5 độ C, những việc mẹ cần làm chỉ là nới bớt quần áo, để trẻ nghỉ ngơi và lau mát người. Sốt là cách cơ thể phản ứng với virus xâm nhập không nên lo lắng quá nhé! Ở ngưỡng này không cần dùng thuốc hạ sốt.

Theo dõi thân nhiệt cho bé
Theo dõi thân nhiệt cho bé

Nhưng đối với trẻ em sốt cao thì làm thế nào?  Trước tiên cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây sốt cao không thuyên giảm. Đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để bác sĩ chẩn đoán tìm nguyên nhân. 

Nhà có trẻ nhỏ không thể thiếu dụngg cụ đo nhiệt độ đề phòng những trường hợp sốt cao giật mình. Nhiệt kế dễ dàng tìm mua ở hiệu thuốc hoặc cửa hàng dụng cụ y khoa. Lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân bạn nên mua loại đặt hậu môn nhé!

Chăm sóc trẻ nhanh hạ sốt

Để trẻ hạ sốt, mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày. Bởi vì khi bị sốt trẻ sẽ tiết mồ hôi nhiều hơn, nếu không bay hơi mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể, rất dễ bị ho sốt cao

Để trẻ có sức đề kháng, khi bị bệnh bạn nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm và lỏng để để dễ tiêu hóa hơn.  Thực đơn cho bé vẫn nên duy trì như bình thường, nhất là khẩu phần ăn cần đầy đủ các chất như đạm, tinh bột, béo và đường.

Do trẻ còn mệt, chưa thể ăn nhiều nên bạn có thể chia nhỏ bữa ra để trẻ ăn nhiều lần trong ngày. Trẻ bị sốt quan trọng nhất là được bổ sung nước đầy đủ. Với những trẻ còn dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng thêm cữ bú nhằm đảm bảo đề kháng. 

Categories
sốt cao trên 39

Trẻ Sốt Cao Trên 39 Độ: Đề Phòng Nguy Cơ Co Giật

Khi trẻ bị sốt cao trên 39 độ, rất dễ xảy ra hiện tượng co giật. Điều này tuy không quá nghiêm trọng, thế nhưng nếu không biết xử lý đúng rất dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm.

Chăm sóc trẻ khi sốt cao

Trẻ sốt cao không hạ, khi có dấu hiệu co giật sẽ biểu hiện như mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay chân rung lên. Cơn co giật thường xảy ra 1-2 phút là hết và sau đó bé tỉnh táo lại bình thường. Cơn co giật khi sốt cao là bình thường nếu ở trẻ chưa từng bị co giật lần nào, không bị viêm màng não hoặc chấn thương não trước đó; trong gia đình không có người bị động kinh hoặc bệnh lý liên quan đến não bộ.

Trẻ sốt cao dễ lên cơn co giật
Trẻ sốt cao dễ lên cơn co giật

Nguyên nhân gây co giật khi bị sốt đó là não chưa kịp thích nghi với sự tăng lên đột ngột của nhiệt độ làm cho chất điện giải ra vào tế bào bất thường, gây nên sự phóng điện dẫn đến hiện tượng co giật. Nếu cơn co giật ở trẻ xảy ra không quá 4 phút thì không cần phải quá lo lắng thực hiện các biện pháp đề phòng co giật.

Khi thấy trẻ co giật, nên nhanh chóng nghiêng người bé sang một bên tránh sặc nước bọt vào thanh quản. Có thể sử dụng thuốc hạ sốt và thuốc đặt hậu môn cho trẻ, theo dõi thời gian co giật. Để trẻ nằm trên giường, chờ hết cơn co giật và không được cho tay vào miệng bé. Thường thì sốt cao co giật lưỡi của trẻ hay thụt vào trong, sau khi qua cơn thì trẻ sẽ bình thường trở lại.

Không cần sử dụng thuốc chống co giật nếu không thực sự cần thiết. Theo các nghiên cứu cho thấy, nếu trong trường hợp sốt cao co giật chuyển thành động kinh (trẻ co giật nhiều lần, gia đình có người bị động kinh), đa phần tự khỏi sau 6 tuổi. Do đó không nên lo lắng quá mà cho trẻ uống thuốc.

Cho trẻ nằm yên và nghỉ ngơi sau khi sốt co giật
Cho trẻ nằm yên và nghỉ ngơi sau khi sốt co giật

Để trẻ nhanh hạ sốt, bố mẹ cần hạ nhiệt cho trẻ như chườm mát. Sốt cao đắp khăn nóng hay lạnh? Nên đắp khăn thấm nước ấm vừa phải, lau người cho trẻ liên tục, cách 30 phút đo thân nhiệt một lần. Theo dõi tình trạng của trẻ thường xuyên để nhanh phát hiện nếu bị co giật. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt giảm đau kháng viêm như paracetamol. Nếu trẻ sốt và nôn thì có thể dùng thuốc viên đặt hậu môn có chứa thành phần paracetamol, nếu trẻ bị sốt xuất huyết không nên dùng aspirin.Khi trẻ sốt cao 4 ngày không hạ, có thể đưa con đi khám để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân cũng như có cách điều trị thích hợp.

Categories
sốt cao đột ngột

Trẻ Sốt Cao Đột Ngột: Có Nên Mở Điều Hòa Để Hạ Sốt?

Sốt cao đột ngột ở trẻ xảy ra bất ngờ, nhất là khi vào ban đêm khiến nhiều phụ huynh bối rối “không kịp trở tay”. Dưới đây là một số cách ứng phó nhanh khi thấy trẻ bị sốt, bố mẹ cùng theo dõi nhé!

Mặc quần áo mỏng và thoáng

Trẻ bị sốt cao giật mình, để nhanh chóng hạ thân nhiệt bạn cần cởi bớt quần áo của trẻ (nếu bé đang mặc quá dày). Vì quần áo được xem như là chất cách điện, làm ngăn ngừa nhiệt thoát ra từ bề mặt da vào môi trường. Khi thấy trẻ sốt bạn không nên quấn chăn, bật máy sưởi hay để bé mặc quần áo có chất liệu len, kaki, jeans… khó thấm hút.

Trẻ bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát
Trẻ bị sốt nên mặc quần áo thoáng mát

Nằm ở chỗ thoáng mát 

Khi tiết trời nóng bức, trẻ đang bị sốt bạn có thể bật quạt máy điều hòa để không khí được lưu thông mát mẻ hơn. Tuy nhiên, trẻ đang ho sốt cao thì không nên nằm quá gần các thiết bị làm mát này. Vì điều này có thể khiến trẻ ho nhiều hơn, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều cũng dễ làm trẻ sốt nóng lạnh. Khi nhiệt độ môi trường giảm, không nhất thiết phải dùng thiết bị điều hòa không khí.

Cho bé ngủ đầy đủ

Trẻ bị sốt, nhất là sốt cao trên 39 độ khiến cơ thể mất sức, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, quấy khóc… Nghỉ ngơi trên giường sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể. Tạo không gian yên tĩnh, thoáng đãng cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đầy đủ. Chú ý khi thấy trẻ nằm ngủ li bì khó đánh thức, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay. 

Cho trẻ uống nhiều nước
Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung nước

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Trong thời gian sốt, trẻ rất dễ bị mất nước. Nước trong cơ thể thất thoát ra ngoài chủ yếu ở dạng mồ hôi trong và sau khi sốt. Sốt kèm nôn ói hoặc bị tiêu chảy liên tục thì càng khiến cho tình trạng mất nước trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn nên cho trẻ uống dung dịch bù nước và chất điện phân tối ưu để giảm thiểu mất nước cũng như giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

Uống thuốc hạ sốt 

Trẻ sốt trên 38,5 độ C bạn có thể cho uống thuốc hạ sốt. Phổ biến nhất là paracetamol có thể sử dụng cho trẻ em ở dạng gói bột, siro hoặc viên đạn nhét hậu môn. Cần lưu ý cho trẻ uống đúng liều lượng tính theo cân nặng, không kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt khác nhau cùng 1 lúc và mỗi lần uống cách nhau tối thiểu 4 tiếng. Đừng quên theo dõi thân nhiệt sau khi uống 30 phút để kiểm tra bé có hạ sốt chưa nhé!

Categories
các thuốc giảm đau hạ sốt

Cách Sử Dụng Các Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt An Toàn Và Hiệu Quả

Đau hoặc sốt là một tình trạng rất phổ biến ở hầu hết tất cả mọi người. Và họ lựa chọn sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt như một cách hiển nhiên khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sử dụng các loại thuốc một cách thiếu kiến thức như thế sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể, đặc biệt là gan và thận.

Thuốc giảm đau, hạ sốt là gì ?

Thuốc giảm đau, hạ sốt thực chất là một loại dược phẩm được bào chế ra nhằm giúp làm giảm bớt những triệu chứng đau đớn của cơ thể như đau nhức xương khớp, đau răng, sốt cao không hạ … Trên thị trường dược phẩm hiện nay, có rất nhiều loại thuốc khác nhau, mỗi loại đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình. Mỗi một cơ thể người bệnh sẽ thích ứng tốt với từng loại thuốc khác nhau, ở từng giai đoạn bệnh khác nhau. Có những người bị sốt cao trên 39 độ, chỉ cần sử dụng một liều thuốc hạ sốt thông thường là ổn định ngay, nhưng với người khác thì không. Do đó, khi có nhu cầu sử dụng thuốc vượt quá liều dùng đã được chỉ định trên bao bì, người bệnh cần nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

Khi sử dụng thuốc giảm đau cần đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng trên bao bì
Khi sử dụng thuốc giảm đau cần đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng trên bao bì

Cách sử dụng đúng thuốc giảm đau, hạ sốt

Việc lạm dụng các loại thuốc giảm đau nói chung sẽ khiến người bệnh phải gánh chịu những hậu quả khó lường. Trên thực tế, đã có nhiều các trường hợp bị ngộ độc do tác dụng phụ từ thuốc giảm đau. Người sử dụng sẽ rơi vào tình trạng sốt cao mất vị giác, nôn ói và suy gan, thận nếu không được phát hiện và sơ cứu kịp thời. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người bệnh chủ quan, họ lấy các đơn thuốc được kê từ một người khác để mua và sử dụng. Những đơn thuốc cá nhân sẽ được kê phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người, nên không thể áp dụng những đơn thuốc giảm đau của người này dành cho người khác một cách ngẫu nhiên như thế. Chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt dưới sự chỉ định của bác sĩ. Nên hiểu rằng không phải dùng nhiều thì các cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng, tất cả đều cần có thời gian để thuốc có thể phát huy tác dụng tối đa.

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt