Categories
trẻ em sốt cao thì làm thế nào

Khi Bị Sốt Xuất Huyết, Trẻ Em Sốt Cao Thì Làm Thế Nào?

Việc sử dụng thuốc trong điều trị là rất quan trọng vì ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục sức khỏe. Vậy nếu bị sốt xuất huyết, trẻ em sốt cao thì làm thế nào?

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị sốt xuất huyết

Sau cơn sốt là giai đoạn xuất huyết, lúc này số lượng tiểu cầu trong máu giảm mạnh. Điều này đồng nghĩa với với khả năng xuất huyết cao hơn.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt nhanh? Một số loại thuốc dưới đây tuy được xem là thuốc hạ sốt phổ biến, nhưng nếu muốn dùng khi trẻ bị sốt xuất huyết thì phải thực sự thận trọng.

Sử dụng thuốc cho trẻ cần thận trọng

Aspirin

Thuốc chống viêm aspirin có công dụng làm giảm đau, nhất là khi bị đau đầu và sốt. Tuy nhiên với bệnh nhân sốt xuất huyết, thuốc này có thể làm trầm trọng tình trạng xuất huyết hơn.

Các thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID)

Ngoài aspirin thì diclofenac và ibuprofen cũng hay được dùng để chống viêm. Và tác dụng phụ của chúng khi điều trị sốt xuất huyết cũng tương tự như aspirin, tức là tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan đến xuất huyết.

Kháng sinh

Ở trẻ nhỏ không nên dùng kháng sinh quá nhiều, và khi bị sốt xuất huyết càng thận trọng không tự ý sử dụng nếu trẻ không có biến chứng gì nguy hiểm. Việc lạm dụng kháng sinh có thể khiến trẻ bị kháng kháng sinh, sức đề kháng yếu đi và sau này dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn.

Cho trẻ uống thuốc đúng cách

Để cho trẻ uống thuốc dễ hơn thì có nên pha thuốc hạ sốt vào sữa? Điều này là không nên bởi thành phần của sữa có thể làm biến đổi thuốc hay thậm chí có thể gây hại cho trẻ. Vậy nên nếu các mẹ có thắc mắc thuốc hạ sốt uống chung với sữa được không thì câu trả lời là không nhé!

Cho trẻ uống thuốc đúng cách hiệu quả, an toàn

Khi trẻ bị sốt nên ăn gì? Tăng cường những loại thực phẩm hỗ trợ sức đề kháng như trái cây họ cam quýt, rau xanh, thịt cá… Nhớ là khi bị sốt nên cho trẻ uống nhiều nước.

Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu bùng phát khi mùa mưa đến. Do đó để tránh nguy cơ mắc phải, cần dọn dẹp các đồ vật chứa nước, hạn chế muỗi đẻ trứng; phun thuốc xịt muỗi, mắc màn cẩn thận khi ngủ, cho trẻ mặc quần áo tay dài… 

Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Bệnh Thủy Đậu: Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì?

Bệnh thủy đậu rất dễ lây nhiễm ở trẻ em, nếu chăm sóc không cẩn thận có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì để hạ sốt? Điều trị thủy đậu tại nhà ra sao?

Nguyên nhân gây thủy đậu

Virus Varicella Zoster (VZV) chính là thủ phạm gây bệnh thủy đậu. Đặc trưng là bệnh nhân bị nổi các mụn nước trên da, sốt cao, người mệt mỏi. Bệnh rất dễ lây từ người sang người và có khả năng bùng thành dịch nếu không phòng tránh kịp thời.

Sau 1 – 2 tuần bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài rất dễ có biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não hay viêm phổi.

Điều trị như thế nào?

Dù chưa có thuốc đặc trị nhưng chỉ cần tuân thủ cách chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, trẻ hoàn toàn có thể khỏi thủy đậu. Tuy nhiên nếu bị nhiễm trùng mụn nước cần phải được đưa đi khám nhanh chóng. 

Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước
Trẻ bị sốt thủy đậu nổi mụn nước

Thủy đậu gây sốt, nên ban đầu có thể dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Nhưng nếu thấy trẻ sốt cao không hạ kèm nổi mụn nước thì đó chính là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh thủy đậu.

Khi phát hiện trẻ bị thủy đậu, đầu tiên bố mẹ cần cách ly trẻ khỏi nơi đông người. Bản thân bố mẹ cũng hạn chế tiếp xúc gần con nếu không cần thiết. Cho trẻ mặc quần áo rộng, thoáng mát để tránh vỡ mụn nước. Hạn chế ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ bị nhiễm lạnh.

Vật dụng cá nhân dùng riêng hoàn toàn, không để chung với người không nhiễm bệnh. Cho trẻ nằm nghỉ ngơi ở kín gió, sạch sẽ. Thời gian cách ly trẻ bị thủy đậu từ 7 – 10 ngày tính từ lúc nổi mụn nước.

Trẻ bị sốt cao giật mình, hôn mê, xuất huyết cần nhanh chóng đưa ngay đến bệnh viện.

Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay
Trẻ sốt cao không hạ nên đưa đi khám ngay

Các nốt mụn nước đỏ trên da trẻ bạn nên dùng dung dịch thuốc tím bôi lên nhằm kháng viêm, ngừa sẹo về sau. Nếu mụn nước vỡ,lấy dung dịch xanh Methylen bôi lên tránh nhiễm trùng. Không được dùng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ cho mụn nước. Khi các nốt khô lại và đóng vảy, nếu trẻ bị ngứa bạn có thể bôi thêm kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. 

Trẻ 3 tuổi sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt thông dụng là paracetamol với liều lượng phù hợp để hạ sốt. Lưu ý không dùng aspirin. Nếu sốt cao uống thuốc không hạ cần đưa bé đi khám ngay.

Khi bị thủy đậu, nên vệ sinh thân thể cho bé thường xuyên bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn. Tránh dùng xà phòng chà sát da bé vì rất dễ làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng. 

Categories
nhóm thuốc giảm đau hạ sốt

Nhóm Thuốc Giảm Đau Hạ Sốt Và Các Nguyên Tắc Khi Sử Dụng

Ngày nay, tại các tủ thuốc gia đình thông thường sẽ luôn được chuẩn bị sẵn một số nhóm thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, panadol, efferalgan, … Ngay khi cơ thể xuất hiện những cơn đau nhức là có thể sử dụng được ngay lập tức. Thậm chí, tại một số gia đình, thói quen uống thuốc một cách tùy tiện như thế này sẽ khiến cơ thể phải chịu những tác hại khôn lường.

Thuốc giảm đau hạ sốt luôn được chuẩn bị sẵn tại các tủ thuốc gia đình
Thuốc giảm đau hạ sốt luôn được chuẩn bị sẵn tại các tủ thuốc gia đình

Nguyên tắc cần biết khi sử dụng thuốc

Thuốc hạ sốt trên thị trường tồn tại rất nhiều chủng loại, với sự đa dạng khác nhau. Tuy được xem là loại thuốc giảm đau hạ sốt phổ thông thường dùng, nhưng chúng vẫn có nhiều lưu ý, đặc biệt khi sử dụng cho trẻ em và người lớn tuổi. Vậy khi trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Nhiều cơn sốt, đau nhức trên cơ thể khiến trẻ nhỏ có cảm giác khó, quấy khóc kéo dài. Để vơi bớt cảm giác bức bối ấy, thuốc giảm đau thường được nhiều cha mẹ tùy nghi sử dụng. Các loại thuốc giảm đau hạ sốt cho trẻ nhỏ như thế này phần lớn đều mang lại hiệu quả rõ rệt ngay sau khi sử dụng, khiến cho trẻ nhanh chóng được hạ sốt và cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhưng bên cạnh đó, một số phụ huynh khi nhận thấy trẻ nhỏ sốt cao uống thuốc không hạ sẽ ngay lập tức có xu hướng tăng liều dùng lên cho trẻ. Đây là việc làm không nên, bởi lẽ ở mỗi một độ tuổi, cơ thể trẻ sẽ có những thích ứng với cơ chế của thuốc khác nhau. 

Để hạn chế được tối đa những bất lợi từ việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt, người bệnh nên ghi nhớ không được sử dụng quá liều đã được in trên bao bì sản phẩm. Khi có thêm bất kỳ nhu cầu sử dụng nào, nằm ngoài đơn thuốc đã được kê toa thì phải luôn có sự giám sát, đồng ý từ các bác sĩ chuyên khoa. Tình trạng lạm dụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau quá liều sẽ làm cho công tác chuẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn. Dù bất kỳ là sử dụng những dạng thuốc giảm đau nào, nhưng khi sử dụng vô tội vạ sẽ làm cho chúng ta bỏ sót những dấu hiệu cơ bản cần được phát hiện sớm từ các bệnh lý nguy hiểm khác. Luôn luôn lắng nghe sự tham vấn từ các y bác sĩ có uy tín, tránh pha trộn các loại thuốc giảm đau hạ sốt để sử dụng.

Luôn sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều để hạn chế những tổn thương cho cơ thể.
Luôn sử dụng thuốc đúng cách và đủ liều để hạn chế những tổn thương cho cơ thể.
Categories
trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì

Trẻ Em Sốt Cao 40 Độ Nên Làm Gì Trong Trường Hợp Nguy Cấp Này ?

Sốt là một triệu chứng phổ biến thường gặp ở trẻ. Khi hệ miễn dịch ở độ tuổi này còn kém thì việc nhiễm các virus hoặc vi khuẩn sẽ gây nên triệu chứng sốt thường thấy. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì ? Câu hỏi vừa dễ vừa khó này không phải bất kỳ các bậc làm cha mẹ nào cũng đưa ra phương án xử lý đúng đắn và khoa học. Vì khi xảy ra tình trạng sốt cao kéo dài mà không xử lý đúng cách, trẻ sẽ bị co giật và tệ hơn là tử vong. Đứng trước tình huống quan trọng này các bậc phụ huynh thường hay lúng túng, không biết cách xử trí như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau.

Cách xử trí và phòng ngừa khi trẻ bị sốt cao

Khi trẻ sốt cao 39.5 độ là dấu hiệu chúng đang mắc phải một loại bệnh nào đó. Đối với các nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao nếu không được hạ sốt kịp thời trẻ dễ xuất hiện các biến chứng nặng như co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não, … Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sốt thông qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Chúng ta đều có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nhưng cũng cần lưu ý tránh sử dụng nhiệt kế thủy ngân đối với trẻ quá nhỏ. Song, để đạt được mục tiêu hạ sốt 38 độ ở trẻ em một cách nhanh chóng, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều.
Nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách và đủ liều

Khi sốt cao cơ thể chúng ta dễ mất nước ở các bộ phận như da và phổi. Điều này gây nên tình trạng rối loạn điện giải. Do đó nên bổ sung các thức ăn có hàm lượng calo, protein cao, ít chất béo và cho trẻ uống nhiều nước chín hoặc bù nước điện giải. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi cơn sốt. Những loại  vitamin nhóm A, B, C, Canix, Sắt và Natri lưu được các chuyên gia khuyên dùng nhằm tăng cường đề kháng, củng cố hệ miễn dịch vững mạnh cho trẻ nhỏ. Một số ít những kiến thức về sốt ở trẻ em trên nhằm tuyên truyền về cách phòng chống các tác nhân xấu gây ra tình trạng sốt ở trẻ và cũng giải đáp câu hỏi sốt 39 độ cần làm gì. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa tốt cũng phụ thuộc rất lớn vào ý thức và vệ sinh cá nhân của từng người, từng gia đình.

Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.
Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều trị đúng cách và kịp thời khi trẻ sốt cao.
Categories
trẻ em sốt cao thì làm thế nào

Những điều ba mẹ cần biết khi trẻ em sốt cao

Sốt cao là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật hoặc một số nguyên nhân khác. Vậy trẻ em sốt cao thì làm thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé. 

Sốt cao có phải là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ?

Ở trẻ khỏe mạnh, không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và làm cho các vấn đề (chẳng hạn như mất nước) trở nên trầm trọng hơn.

Các bác sĩ quyết định có nên điều trị sốt hay không bằng cách xem xét cả nhiệt độ và tình trạng tổng thể của trẻ.

Sốt cao ở trẻ em
Sốt cao có phải là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng?

Trẻ em có nhiệt độ thấp 38,5 độ C thường không cần dùng thuốc trừ khi chúng thấy khó chịu. Có một điều quan trọng cần lưu ý là nếu bạn gặp phải tình trạng sốt cao ở trẻ sơ sinh (trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ trực tràng từ 38 độ C trở lên), hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Ngay cả một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ.

Trẻ em sốt cao 40 độ nên làm gì? Hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt.

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?

  • Cho trẻ uống thuốc hạ sốt

Bạn có thể cho trẻ uống paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen dựa trên liều lượng thuốc cho từng độ tuổi hoặc cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, không bao giờ được cho trẻ uống aspirin do aspirin có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong. 

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi không được cho uống bất kỳ loại thuốc nào để hạ sốt khi chưa được bác sĩ chỉ định. Hãy nhớ rằng thuốc hạ sốt có thể tạm thời làm hạ nhiệt độ, nhưng sẽ không điều trị được lý do cơ bản gây ra cơn sốt. Do đó nếu trẻ sốt cao uống thuốc không hạ và sốt kéo dài hơn 72 giờ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. 

Trẻ em sốt cao thì làm thế nào?
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt
  • Thực hiện một số biện pháp hạ sốt tại nhà

Cho trẻ mặc quần áo mỏng nhẹ và chỉ đắp một tấm chăn nhẹ. Mặc quần áo quá chật có thể ngăn nhiệt cơ thể thoát ra ngoài và khiến nhiệt độ tăng lên.

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có nhiệt độ thoải mái – không quá nóng hoặc quá lạnh.

Tắm cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt. Không chườm đá hoặc tắm nước lạnh vì chúng có thể gây ớn lạnh và làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ.

  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước vì sốt khiến trẻ mất nước nhanh hơn bình thường. Ngoài ra, sinh tố trái cây và nước cam cũng là những lựa chọn tốt giúp bổ sung vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Bên cạnh đó, nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa chứ súp, cháo,…

Tuy nhiên, hãy để trẻ ăn những gì chúng muốn (với lượng vừa phải), và đừng ép nếu trẻ không thích.