Categories
bé bị tay chân miệng

Dấu hiệu cho thấy bé bị tay chân miệng

Mùa dịch bệnh tay chân miệng đang phức tạp, các phụ huynh hãy luôn chú ý đến biểu hiện của con trẻ để phát hiện kịp thời. Dưới đây là cách nhận dạng bé bị tay chân miệng.

Các dấu hiệu của bệnh

Đây là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính do nhiễm virus, rất phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vì có hệ miễn dịch non nớt nên sức khỏe của trẻ dễ bị virus tấn công. Bieu hien chân tay miệng ở trẻ em như sau:

Trên da nổi mụn nước, đỏ ngứa ở một số khu vực như họng (niêm mạc miệng, lợi, lưỡi), mụn nước quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối…

Dấu hiệu bé bị tay chân miệng

Thông thường trẻ bị sốt nhẹ. Nhưng nếu thấy trẻ em bị sốtcao nhưng không giảm cho thấy dấu hiệu của bệnh chuyển biến xấu hơn.

Trẻ có thể thấy đau ở miệng, toàn thân mệt mỏi, nôn, chán ăn, khó ngủ…

Đây là bệnh rất dễ lây lan thành dịch. Mỗi năm, số ca bệnh tăng cao nhất vào vào khoảng tháng 4 đến tháng 6, và bùng phát lại từ tháng 8 đến tháng 10. Triệu chứng chân tay miệng trẻ em có thể nặng hơn gây biến chứng viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… nếu không được điều trị kịp thời.

Tay chân miệng là bệnh dễ lây

Nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị. Vì bệnh dễ lây nên khi trẻ mắc phải, bố mẹ chủ động cho bé cách ly tại nhà và chỉ nên đưa trẻ đến trường khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Cách thức lây nhiễm

Trực tiếp: Tiếp xúc gần hoặc ăn uống chung với trẻ đang mắc bệnh.

Gán tiếp: Trẻ cần nắm các vật dụng bị nhiễm virus như đồ chơi, bàn ghế… sau đó trẻ đưa tay vào miệng. Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ mắc tay chân miệng ở trẻ:

Một vài yếu tố khiến trẻ dễ mắc bệnh đó là vệ sinh cá nhân, nhà cửa, đồ đạc kém. Khi dịch bệnh bùng phát nhưng bố mẹ không chú ý phòng ngừa cho con, để con tiếp xúc với các bé khác ở nơi công cộng… khiến bé đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *