Ngoài sữa nan supreme 1, sữa mẹ thì bé có cần uống thêm nước không? Khi nào nên bổ sung nước cho trẻ? Một số thông tin bên dưới sẽ giải đáp giúp mẹ, cùng đọc nhé!
Khi nào trẻ mới uống được nước?
Theo các bác sĩ, trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ cần uống sữa hoàn toàn là đủ và không cần cho bé uống nước lọc. Trong sữa có chứa đến 88% là nước đáp ứng đầy đủ lượng chất lỏng mà bé cần.
Trong thành phần sữa mẹ có lượng muối khoáng ít rất phù hợp với thận và gan còn non yếu của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong sữa bột thì có lượng muối khoáng nhiều hơn, đạm cũng nhiều hơn nên mẹ có thể bổ sung thêm nước để thải bớt lượng muối ra ngoài. Do đó trẻ bú mẹ thì không cần uống thêm nước nữa. Vậy nếu cho bé uống nước thì sẽ gặp rủi ro gì?

Theo một báo cáo từ Tổ chức Y tế thế giới WHO cho thấy trẻ sơ sinh uống nước có nguy cơ bị nhiễm trùng cao. Vì hệ miễn dịch còn yếu nên khi uống sẽ dễ bị tiêu chảy, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi uống thêm nước sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất có trong sữa. Hơn nữa dạ dày của trẻ còn rất nhỏ, uống thêm nước sẽ làm dạ dày bị đầy, khiến bé không bú đủ sữa cần thiết. Như vậy về lâu dài bé sẽ không đủ dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Gây nhiễm độc nước ở trẻ nhỏ: Tuy hiếm gặp nhưng nếu cho trẻ sơ sinh uống nước nhiều sẽ làm loãng đi nồng độ natri tự nhiên có trong cơ thể. Theo đó số natri này mất đi theo tuyến mồ hôi. Việc thiếu natri gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh chẳng hạn như bị động kinh, co giật…
Trẻ uống nước nhiều sẽ bú ít đi, từ đó làm cho lượng sữa mẹ tiết ra bị hạn chế lại, khiến ngực mẹ căng tức và lâu dài giảm lượng sữa. Chính vì thế việc cho bé uống thêm nước không chỉ ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh mà còn là người mẹ.
Đọc thêm: Sữa nan supreme 1: Nhu cầu về sữa của bé thay đổi thế nào?