Categories
đau nhức sống lưng

Đau Nhức Sống Lưng: Bệnh Thường Gặp Ở Người Làm Công Việc Văn Phòng

Đau nhức sống lưng đang khá phổ biến ở nhiều người trẻ tuổi nhưng họ lại rất chủ quan với căn bệnh này. Hiện tượng đau nhức này xuất hiện khi các dây thần kinh dọc theo cột sống bị chèn ép khiến cho quá trình tuần hoàn máu gặp khó khăn. Bệnh này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy bị đau buốt dọc sống lưng nguyên nhân do đâu ? 

Đau nhức sống lưng là bệnh gì ?

Đau lưng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến sức khỏe cột sống, và chúng xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Một trong những nguyên nhân thường gặp là tổn thương cơ lưng do tư thế ngồi học, làm việc và ngủ bị sai lệch, tập thể dục sai kỹ thuật hoặc vận động quá mức trong thời gian dài. Do đó, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau, bị hạn chế về cử động và tình trạng thoái hóa khớp lưng đang diễn biến từng chút một, dẫn đến đau toàn bộ vùng lưng dưới một cách không rõ nguyên nhân. Vậy có nên uống thuốc giảm đau hay không ?

Đau nhức vùng lưng không còn là bệnh của người cao tuổi
Đau nhức vùng lưng không còn là bệnh của người cao tuổi

Cách phòng tránh bệnh đau nhức ở lưng

Đau nhức cột sống kéo dài có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hạn chế khả năng vận động của bệnh động của bệnh nhân. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp để có hiệu quả tối ưu nhất. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được kê các đơn thuốc giảm đau lưng. Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện, sinh hoạt hợp lý. Hạn chế mang vác vật nặng hoặc ngồi làm việc tại văn phòng quá lâu. Song song đó, nếu có nhu cầu sử dụng thêm các loại thuốc chuyên dụng bên ngoài, nên tham vấn tên các loại thuốc giảm đau hạ sốt đó với bác sĩ phụ trách để nhận được lời khuyên phù hợp.

Đau nhức sống lưng là bệnh thường gặp, có thể gây ra nhiều phiền toái trong quá trình sinh hoạt, làm việc của bệnh nhân. Người mắc bệnh cần nhanh chóng tiếp nhận điều trị sớm, đúng cách và dứt điểm để cải thiện và nâng cao chất lượng sống hằng ngày của mình.

Nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra tình trạng liệt sống lưng của người bệnh
Categories
đau đầu hay quên

Đau Đầu Hay Quên: Biểu Hiện Của Sự Căng Thẳng, Làm Việc Quá Sức

Nếu như trước đây, trong đời sống hằng ngày bệnh đau đầu hay quên chỉ thường gặp ở những người cao tuổi, thì nay bệnh xuất hiện rất nhiều và phổ biến hơn ở người trẻ tuổi. Theo các chuyên gia thần kinh, bệnh hay quên hoặc còn được gọi là đãng trí sẽ gây ra sự suy giảm não bộ nếu lặp lại thường xuyên trong thời gian dài. Thông qua bài viết bên dưới chúng ta sẽ tìm hiểu về các phòng tránh căn bệnh này nhé.

Đau đầu hay quên để phủ rộng trong thế hệ trẻ ở mức đáng báo động
Đau đầu hay quên để phủ rộng trong thế hệ trẻ ở mức đáng báo động

Mức độ nguy hiểm của bệnh đãng trí

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp người trẻ mắc chứng hay quên, còn được biết đến là các hiện tượng não bộ vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ, gây suy giảm chức năng ghi nhớ dữ liệu cần thiết. Nhiều nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có tới 85% tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi dưới 50 đang trải qua nhiều tình huống dở khóc dở cười vì chứng bệnh trí nhớ kém đang mắc phải. Sự bùng nổ hội chứng suy giảm trí nhớ ở những người trẻ tuổi xuất phát chủ yếu từ thói quen sinh hoạt trong cuộc sống ngày. Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau đầu quanh vùng trán, đau đầu ở thái dương, … trong một khoảng thời gian nhất định. 

Áp lực từ nhiều phía khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, stress
Áp lực từ nhiều phía khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, stress

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh suy giảm trí nhớ

Người trẻ luôn phải gồng gánh nhiều áp lực từ gia đình, con cái, công việc và các mối quan hệ xung quanh, và đây một trong các nguyên nhân chính hàng đầu gây ra tình trạng này. Ăn ngọt đau đầu là câu chuyện không mấy xa lạ với nhiều người trẻ. Song song đó, thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nạp quá nhiều lượng đường hóa học vào cơ thể, … cũng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần uể oải, cơ thể dần trở nên thụ động hơn, không còn đủ tập trung vào công việc. 

Nhằm hạn chế tối đa những di chứng về già thì những người trẻ như chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh đau đầu hay quên ngay từ sớm. Quan trọng nhất vẫn là điều chỉnh một thói quen sống lành mạnh hơn. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày 8 tiếng, việc này giúp não bộ được thư giãn và loại bỏ các yếu tố gây căng thẳng, stress. Hạn chế sử dụng mạng xã hội để ngăn cơ thể tiếp thu những suy nghĩ không tích cực từ đây.

Categories
ho sốt cao

Trẻ Ho Sốt Cao Về Đêm, Nguyên Nhân Do Đâu?

Không nên cho trẻ ăn lúc gần đi ngủ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ không phải đói bụng về đêm. Kê cao gối hơn đầu một chút để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Bố mẹ nên cân nhắc dùng thuốc trị ho hay viêm họng cho trẻ.Thay vào đó có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa ho cho trẻ an toàn, lành tính như sử dụng lá diếp cá, quất hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp đường phèn.Khi trẻ bị sốt, tích cực cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước trái cây hoặc Oresol mang lại hiệu quả giảm sốt. Đo thân nhiệt trẻ 2 tiếng 1 lần. Nếu tình trạng sốt cao ho nhiều không cải thiện dù làm nhiều cách hạ sốt, bố mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Trẻ bị ho sốt cao về đêm là hiện tượng không hiếm gặp, tuy nhiên lại khiến trẻ quấy khóc và khó ngủ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc trẻ bố mẹ có thể thực hiện tại nhà. 

1/ Vì sao trẻ ho sốt?

Ho là một phản ứng tự nhiên để bảo vệ hệ hô hấp trước sự tấn công của các loại vi khuẩn, nấm, virus. Ho cũng có tác dụng đẩy các dị vật ra khỏi đường thở nhanh chóng. Tương tự như ho, sốt cũng là phản ứng chống lại vi khuẩn và virus.

Ho sốt đi kèm với nhau có khả năng cao là bé bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Những nguyên nhân phổ biến:

Chênh lệch nhiệt độ: Về đêm nhiệt độ hạ xuống thấp hơn ban ngày. Nhất là vào mùa lạnh, nếu không  được giữ ấm cơ thể, trẻ dễ bị sốt lạnh run. Nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ ngoài môi trường thay đổi liên tục khiến cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp.

Trời lạnh khiến trẻ dễ bị ho sốt hơn
Trời lạnh khiến trẻ dễ bị ho sốt hơn

Một nguyên nhân khác có thể đến từ môi trường sống bị ô nhiễm, khiến trẻ dễ mắc các phải các bệnh về đường hô hấp, thường có biểu hiện đầu tiên là ho và sốt.

Mẹ cho bé ăn và bú quá nhiều vào ban đêm sát giờ đi ngủ, trẻ dễ bị hội chứng trào ngược axit, gây kích thích cổ họng dẫn đến ho.

2/ Xử lý thế nào?

Một số cách dưới đây có thể giúp trẻ giảm bớt khó chịu nếu trẻ bị ho sốt nhẹ:

Cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau để hạ sốt và chữa ho về đêm cho bé hiệu quả nhất:

Lấy khăn sạch thấm nước ấm rồi lau các vùng nách, bẹn nhằm hạ sốt cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, có thể dùng đến thuốc hạ sốt nhưng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

Lau người bằng nước ấm giúp trẻ hạ sốt
Lau người bằng nước ấm giúp trẻ hạ sốt

Không nên cho trẻ ăn lúc gần đi ngủ. Mẹ có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để trẻ không phải đói bụng về đêm. Kê cao gối hơn đầu một chút để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.

Bố mẹ nên cân nhắc dùng thuốc trị ho hay viêm họng cho trẻ.Thay vào đó có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa ho cho trẻ an toàn, lành tính như sử dụng lá diếp cá, quất hấp mật ong hoặc lá hẹ hấp đường phèn.Khi trẻ bị sốt, tích cực cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước trái cây hoặc Oresol mang lại hiệu quả giảm sốt. Đo thân nhiệt trẻ 2 tiếng 1 lần. Nếu tình trạng sốt cao ho nhiều không cải thiện dù làm nhiều cách hạ sốt, bố mẹ cần đưa bé đi khám càng sớm càng tốt nhé!

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em: Biểu Hiện Bệnh Sốt Rét

Sốt cao và nôn ở trẻ em có nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có sốt rét. Nếu trẻ nhà bạn bị sốt rét, cần phải làm gì để xử lý sao cho an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về sốt rét và cách điều trị cho trẻ.

1/ Vì sao trẻ bị sốt rét?

Sốt là phản ứng tự nhiên và hoàn toàn bình thường của cơ thể. Cụ thể, khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể là vùng dưới đồi não. Thân nhiệt trẻ tăng cao, khi đó vùng dưới đồi sẽ theo đó kích hoạt ‘”cơ chế” làm mát thông qua tăng tiết mồ hôi, lưu lượng máu đến da. Tuy nhiên khi hoạt động làm mát này diễn ra liên tục,làm chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong cơ thể và bên ngoài, trẻ sẽ có cảm giác ớn lạnh, rét run. Đó gọi là hiện tượng sốt rét.

Các biểu hiện đặc trưng của sốt rét đó là trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, thường xuyên thấy ớn lạnh, vã mồ hôi, nhức mỏi toàn thân, cảm giác buồn nôn. Các triệu chứng tái phát sau 48-72 giờ, tùy theo thể trạng của từng trẻ.

Trẻ bị sốt kèm theo nôn nhiều
Trẻ bị sốt kèm theo nôn nhiều

2/ Điều trị ra sao?

Bố mẹ không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới ngưỡng 38,5 độ C. Chỉ cần cởi bớt quần áo, tăng cường cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú mẹ. Sốt cao nôn ở trẻ em có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt dạng viên đạn nhét hậu môn, để tránh tình trạng trẻ nôn tiếp sau khi uống thuốc.

Khi chăm sóc trẻ bị sốt, nguyên tắc quan trọng bố mẹ và người nhà nên nhớ đó là không đắp chăn, không đóng kín cửa. Ngược lại, cần mở cửa, bật quạt cho thông thoáng trong phòng, để không khí được lưu thông. Làm như vậy sẽ giúp trẻ không còn cảm giác rét run, ớn lạnh nữa.

Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên
Theo dõi thân nhiệt trẻ thường xuyên

Một cách hạ sốt phổ biến mà bố mẹ hay dùng đó là chườm túi lạnh, dán miếng hạ sốt cho bé. Cách làm này chỉ hạ sốt nhanh 1 giờ đầu, sau đó trẻ sẽ nhanh chóng bị sốt trở lại. Tốt nhất mẹ lấy khăn ấm lau toàn thân cho trẻ, tập trung ở trán, 2 bên nách, bẹn, 2-3 phút thay khăn 1 lần giúp trẻ hạ sốt hiệu quả.

Lưu ý trong trường hợp trẻ sốt cao 40 độ liên tiếp 2 ngày không hạ, mất ý thức, khó thở, bị đau dữ dội một vùng nào đó trên cơ thể, nôn mửa nhiều… cần được đưa đến gặp bác sĩ nhanh chóng.

Categories
đau nhức 1 bên chân

Đau Nhức 1 Bên Chân: Cảnh Báo Tư Thế Ngồi Sai Cách

Nhiều người có thói quen ngồi sai cách lâu ngày dẫn đến đau nhức 1 bên chân, đau bả vai… về lâu dài dễ bị thoái hóa xương khớp, thoát vị đĩa đệm. Kiểm tra xem bạn có mắc thói quen tai hại nào dưới đây không nhé!

1/ Cúi khom người quá mức

Đây là tư thế mà rất nhiều dân văn phòng mắc phải. Ngồi khom lưng 1 thời gian khiến bạn dễ bị đau cột sống, đau nhức bả vai và cánh tay trái. Vậy tư thế chuẩn là gì? Rướn người lên và ngả ra sau, đưa tay hướng sau lưng và  chống hông. Đây chính là là tư thế hoàn hảo tốt cho cột sống.

2/ Ngồi ghế quá mềm

Ngồi quá lâu trên giường, sofa mềm mại êm ái khiến phần thân dưới của bạn sẽ bị lõm sâu cũng như xương chậu nghiêng về phía sau. Một khi khung xương chậu bị nghiêng ra khỏi vị trí trung lập, trọng lượng cơ thể bị chênh lệch, tạo áp lực lên phần hông và chân để giữ cho cơ thể của bạn thẳng đứng, rất dễ làm đau nhức 1 bên chân và mỏi phần thắt lưng

Giải pháp: Chọn ghế cứng có lót đệm mỏng hay mặt phẳng nào đó vững chắc hơn để cơ thể được thả lỏng.

Ngồi cúi người quá mức dễ làm đau nhức cổ và vai
Ngồi cúi người quá mức dễ làm đau nhức cổ và vai

3/ Ngồi bệt và chống tay xuống đất

Ngồi bệt là thói quen của người Á Đông nói chung, thế nhưng đây là tư thế ngồi không tốt cho xương khớp. Ngồi thế này làm xương chậu của bạn bị kéo ra phía sau và bị lệch đi với đường cong tự nhiên của cột sống. Nếu muốn ngồi xuống nền đất, bạn hãy quỳ gập chân, đầu mũi chân chạm đất và giữ thẳng lưng. Tư thế này giúp hạn chế đau nhức bắp chân khá hiệu quả.

4/ Cúi đầu khi xem màn hình

Khi xem điện thoại hay máy tính, nhiều người có thói quen cúi đầu xuống thấp. Lúc này trọng lượng đầu sẽ kéo cột sống xuống ngay ở đốt sống cổ, dồn áp lực lên lưng và có thể gây đau đầu nếu duy trì trong thời gian dài. Hơn thế nữa, cầm điện thoại liên tục khiến bạn bị đau nhức tay trái. Do đó, khi nhìn màn hình, bạn hãy di chuyển nhãn cầu thay vì di chuyển cả cơ thể.

Nhìn màn hình sai cách không tốt cho cột sống
Nhìn màn hình sai cách không tốt cho cột sống

Có nên uống thuốc giảm đau? Nếu các cơn đau nhức khiến bạn khó ngủ, hạn chế vận động hơn bình thường, bạn có thể uống thuốc giảm đau kết hợp với các bài thể dục nhẹ nhàng. Nhưng trên hết, việc sửa đổi thói quen ngồi sai cách mới là mấu chốt khiến bạn đẩy lùi đau nhức xương khớp.

Categories
đau nhức 2 bên vai

Đau Nhức Hai Bên Vai Và Những Điều Người Bệnh Chưa Biết

Bệnh đau nhức 2 bên vai được định nghĩa là một căn bệnh phổ biến, với tình trạng thường thấy như xuất hiện các cơn đau ở khu vực cơ vùng vai gáy. Chúng luôn bị co cứng và hạn chế trong vận động quay cổ hoặc khi người bệnh quay đầu. Nếu cần tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh như thế này, chúng ta nên cùng nhau tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn.

Khái niệm về bệnh đau vai gáy thường gặp

Hiện tượng đau nhức bả vai và cánh tay trái xảy ra khá phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Cơn đau nhức 2 bên bả vai người bệnh phải chịu xuất phát từ những tổn thương phát sinh xung quanh vùng xương vai gáy ở cổ. Lúc ban đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau ở mức độ nhẹ, đau nhức vai gáy bên phảiđau nhức bả vai trái, gây khó khăn trong việc vận động vùng cổ.Bệnh xuất hiện và diễn ra một cách ngẫu nhiên, bất ngờ. Đôi khi sẽ là các cơn đau nhỏ báo hiệu trước, hoặc sau khi lao động nặng nhọc, mệt mỏi hoặc căng thẳng. Người bệnh có thể kiểm soát các cơn đau này bằng cách thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt trở nên lành mạnh hơn.

Đau một hoặc cả hai bên vai khiến người bệnh khó khăn trong vận động hàng ngày
 Đau một hoặc cả hai bên vai khiến người bệnh khó khăn trong vận động hàng ngày

Bệnh được chẩn đoán khởi điểm những chấn thương của cơ và các dây chằng. Có đôi khi do người bệnh lao động, nhưng cũng có thể là sau những tai nạn, chấn thương trong khi ngủ nằm không đúng tư thế khiến cơ căng giãn quá mạnh. Những tổn thương do việc chèn ép tủy. Việc chữa trị tại cơ sở chuyên khoa sẽ hỗ trợ giảm đau nhưng nếu có biến chứng nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh sẽ chỉ định phẫu thuật, đặc biệt là nếu có chèn ép tủy. 

Thông thường, việc có những tổn thương của dây chằng sẽ khỏi từ một hai ngày đến vài tuần, nó nhờ chất dinh dưỡng đi từ máu đến các vị trí khác khá nhiều. Nên khuyến khích, đề nghị người bệnh kết hợp biện pháp chữa trị bằng phương pháp như tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau trong thời gian làm lành những tổn thương, sử dụng các bài tập yoga nhẹ phù hợp với người bệnh, … Với những kiến thức bổ ích xoay quanh căn bệnh đau cổ vai gáy được cập nhật trong bài viết hôm nay, chúng tôi tin rằng các bạn đã có đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình. Hãy đến thăm khám ngày với bác sĩ, các cơ sở y tế gần nhất nếu có những cơn đau cổ xuất hiện thường xuyên.

Vận động nhẹ, giãn cơ thường xuyên sẽ tránh được các cơn đau phiền toái
Vận động nhẹ, giãn cơ thường xuyên sẽ tránh được các cơn đau phiền toái
Categories
thuốc giảm đau mọc răng cho bé

Thuốc Giảm Đau Mọc Răng Cho Bé: Bảo Vệ Hay Gây Hại Cho Trẻ ?

Trẻ em có một hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cơ thể luôn ở trong tình trạng rất dễ sốt, ốm vặt. Bên cạnh đó, trong thời gian bé mọc răng, cha mẹ cũng thấy hiện tượng trẻ sốt được xuất hiện nhiều lần. Nhiều cha mẹ không có sự chuẩn bị kiến thức nên chưa biết cách chăm sóc bé phù hợp. Thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được một số bí quyết chăm sóc bé bị sốt và cách sử dụng thuốc giảm đau mọc răng cho bé.

Những nguyên tắc xử lý cơ bản

Thường vào khoảng khi trẻ được nửa tuổi, những chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ sẽ dần lộ diện. Đây được xem là bước ngoặt đầu đời đánh dấu sự phát triển của trẻ song đi kèm với đó là các triệu chứng như nóng sốt, biếng ăn,…luôn khiến các mẹ lo lắng. Có thể nói sốt do mọc răng là tình trạng cực phổ biến, dễ gặp đối với con trẻ lúc nhỏ. Vậy làm sao để chúng ta phân biệt tình trạng này với việc trẻ bị ốm thông thường. Các em bé khi bắt đầu mọc răng thường có một số triệu chứng rất đặc trưng như chảy miếng quanh miệng rất nhiều, phần nướu răng có dấu hiệu sưng, đau nhức khó chịu … Chính vì trẻ sốt không rõ nguyên nhân trong thời gian mọc răng, các em bé thường tỏ ra cáu kỉnh, quấy khóc liên tục, …

Sốt và các biểu hiện khó chịu khác một phần của quá trình mọc răng ở trẻ.
Sốt và các biểu hiện khó chịu khác một phần của quá trình mọc răng ở trẻ.

Trẻ sốt một khoảng thời gian nhất định, nhưng khi chân răng nhú lên, cơn sốt sẽ giảm đi và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày. Cha mẹ nên cân nhắc, cũng như hạn chế sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc, thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm, … cho em bé nhà mình. Loại thuốc này cần được sử dụng cần phù hợp theo nhóm tuổi của trẻ và khả năng uống thuốc của trẻ. Paracetamol  được ví là loại thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả dành cho trẻ em được hầu hết các bác sĩ Nhi khoa khuyên dùng cho trẻ em. Tham khảo ý kiến chuyên gia y tế phụ trách xem liệu đây có phải là cách giúp trẻ có thể nhận đủ lượng thuốc hạ sốt cần thiết trong quá trình hạ sốt cho trẻ. Bên cạnh đó, mặc dù răng sữa sẽ rụng, thay mới khi trẻ khoảng từ độ tuổi 5 đến 6 nhưng nếu không chăm sóc răng miệng cho con kỹ thì sâu răng sẽ phá hủy chúng.

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ khi mới phát triển là điều cần thiết cho quá trình phát triển lâu dài
Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ khi mới phát triển là điều cần thiết cho quá trình phát triển lâu dài
Categories
sốt cao mất vị giác

Sốt Cao Mất Vị Giác Là Bệnh Gì? Phân Biệt Các Loại Sốt?

Nhiều bệnh có triệu chứng chung là sốt, do đó rất dễ nhầm lẫn nếu chúng ta không tìm hiểu các biểu hiện khác đi kèm. Chẳng hạn như sốt cao mất vị giác, sốt co giật… Dưới đây là những thông tin bổ ích giúp bạn nhận dạng các loại bệnh sốt phổ biến để có cách điều trị thích hợp.

1/ Sốt thường

Mỗi khi cơ thể có phản ứng với các loại virus gây cảm cúm hoặc cảm lạnh, viêm họng, hay bất cứ tình trạng viêm nào đó do tổn thương mô hoặc bệnh lý khác thì triệu chứng thường thấy là sốt. Sốt thường có nghĩa là những cơn sốt đột ngột, đa phần là sốt không quá cao, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài tác nhân virus, người bị cảm nắng, cảm lạnh, bị tác dụng phụ của thuốc hoặc hóa chất cũng làm thân nhiệt tăng gây sốt.

Đặc điểm của sốt thường đó là nhiệt độ không cố định mà có sự dao động ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Đa phần thân nhiệt thường cao hơn nếu đo vào buổi chiều. 

Cảm nắng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây sốt
Cảm nắng hoặc cảm lạnh cũng có thể gây sốt

2/ Sốt do virus

Nhìn chung, sốt do virus khá đa dạng vì bên ngoài môi trường tự nhiên có đến hàng ngàn chủng loại virus khác nhau, do đó sốt virus hay còn có tên gọi chung như sốt siêu vi. Trẻ em bị sốt siêu vi thường có nhiều biểu hiện nghiêm trọng và dễ gặp biến chứng hơn ở người lớn vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện. Đặc biệt khi sốt cao từ 39 độ, trẻ từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi dễ gặp tình trạng sốt cao co giật. Sốt cao co giật ở người lớn hiếm gặp hơn.

Sốt siêu vi khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi
Sốt siêu vi khiến người bệnh sốt cao, mệt mỏi

Đặc điểm sốt virus:

Cả người mệt mỏi, lờ đờ.

Người bị sốt virus hay đau đầu, đau nhức toàn thân, đặc biệt là ở các cơ vận động.

Sốt: Biểu hiện của sốt siêu vi khá đa dạng. Tuy nhiên cần lưu ý khi thấy thân nhiệt tăng lên đến 39 hay 40 độ C, tức là tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể trở nặng, cần phải được đi cấp cứu nhanh. Trường hợp mất vị giác có thể xảy ra khi bị sốt virus, nhưng không thường xuyên.

Sốt virus gây ra những cơn sốt lúc nóng lúc lạnh, khiến người bệnh bị ho và chảy nước mũi.

Nghẹt mũi, thở khò khè là hệ quả của ho và sổ mũi kéo dài do sốt. 

Phát ban: Có thể xuất hiện tình trạng sốt cao mắt đỏ, nổi mẩn đỏ trên da.

Categories
sốt cao và nôn ở trẻ em

Tìm Hiểu Về Sốt Cao Và Nôn Ở Trẻ Em

Sốt cao và nôn ở trẻ em nếu không được tìm hiểu trước, bố mẹ rất dễ bối rối không biết cách xử lý nếu trẻ mắc phải. Nguyên nhân sốt và nôn ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

1/ Nguyên nhân

Phụ thuộc vào độ tuổi mà nguyên nhân gây sốt cao nôn ở trẻ em khác nhau.

Trẻ dưới 12 tháng tuổi

Bố mẹ khó phân biệt hiện tượng nôn ói là do trào ngược dạ dày thực quản hay là do bệnh lý khác, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị.

Một số bệnh gây nôn ói nguy hiểm cho trẻ: tắc hoặc hẹp môn vị dạ dày, lồng ruột, tắc ruột…  Khi thấy trẻ sốt cao ăn vào nôn ra, rất có thể trẻ đã bị nhiễm trùng đường ruột hoặc nhiễm trùng trong cơ thể.

Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ sốt và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Nguyên nhân phổ biến là viêm dạ dày ruột do nhiễm siêu vi. Trẻ sẽ nôn ói đột ngột trong vòng 24 đến 48 giờ thì hết. Một số biểu hiện khác có thể gồm buồn nôn, tiêu chảy, sốt hay đau bụng. Tình trạng này là do trẻ đã ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng hoặc ngậm tay, các đồ vật không được vệ sinh.

Khi trẻ ăn các thực phẩm để qua ngày, ôi thiu hoặc quá hạn, thức ăn không chín kỹ… là nơi vi khuẩn hoặc độc tố của vi khuẩn, nấm mốc… sinh sôi phát triển. Nguyên nhân này gọi là ngộ độc thực phẩm.

Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột
Ăn uống thiếu vệ sinh gây nhiễm khuẩn đường ruột

Một số nguyên nhân khác khiến trẻ nôn và sốt là: trào ngược dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm tụy…

2/ Có nên cho trẻ uống thuốc?

Nôn ói là biểu hiện của cơ thể nhằm loại bỏ các chất có hại. Bố mẹ nên nhớ không dùng các phương pháp kích thích gây nôn cho trẻ như dùng thuốc, uống nước muối, hay thậm chí móc họng để nôn rất dễ gây biến chứng.

Trong trường hợp trẻ sốt cao 40 độ, không nên tiếp tục dùng các biện pháp hạ sốt tại nhà nữa mà hãy đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng vì mức nhiệt này rất dễ làm trẻ bị co giật.

Trong một số trường hợp các loại thuốc chống nôn có thể được chỉ định nhằm giảm nguy cơ mất nước ở trẻ. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bố mẹ cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Categories
trẻ bị cúm a sốt cao không hạ

Khi Trẻ Bị Cúm A Sốt Cao Không Hạ Thì Phụ Huynh Nên Làm Gì ?

Cúm mùa là một bệnh về hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm, thường phát triển mạnh vào mùa xuân, nhất là khi thời tiết giao mùa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém. Khi trẻ mắc cúm cần được chăm sóc đúng cách để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do virus cúm gây ra. Tuy nhiên, một số gia đình chưa biết cách chăm sóc sao cho hợp lý dẫn đến việc trẻ bị cúm A sốt cao không hạ. Do đó, hãy cùng chúng tôi học thêm về cách xử lý khi con em mình gặp phải căn bệnh này nhé.

Triệu chứng và các biến chứng của bệnh cúm ở trẻ em

Một số phụ huynh hay nhầm lẫn bệnh cúm với cảm lạnh thông thường. Những căn bệnh này có các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn, với những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, … Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị các vi khuẩn tấn công sẽ suy giảm, nếu cha mẹ không biết cách phòng tránh và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng nặng về đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh và khởi phát ra bên ngoài sẽ là 2 ngày, với tình trạng trẻ sốt cao 39,5 độ C. Mặc dù thực tế cho thấy phần lớn trẻ em khỏe mạnh có thể tự khỏi bệnh cúm a, lấy lại sự hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, với một số ít trẻ sốt cao uống thuốc không hạ sẽ tiến triển các biến chứng đe dọa tính mạng, cần được sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Thuốc hạ sốt là phương án nhanh mà các bậc phụ huynh tìm đến khi trẻ nhỏ mắc cúm A
Thuốc hạ sốt là phương án nhanh mà các bậc phụ huynh tìm đến khi trẻ nhỏ mắc cúm A

Cách xử trí thông thường mà các gia đình Việt thường áp dụng cho bệnh cúm là ở nhà và nghỉ ngơi, uống nhiều nước, giảm đau và hạ sốt bằng các loại thuốc phổ biến trên thị trường như paracetamol, … Nhưng nếu trẻ sốt uống thuốc không hạ cần liên hệ bác sĩ để thăm khám và tìm ra nguyên nhân bệnh trước khi mọi thứ trở nặng. Cũng cần phải đặc biệt lưu ý đến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, đảm bảo rằng trẻ đang có đủ nước vì khi mắc bệnh cơ thể trẻ rất dễ hao hụt lượng nước.

Vậy nếu trẻ mắc sốt cúm A bao lâu thì khỏi ? Ở hầu hết trẻ em có sức đề kháng mạnh, bệnh này sẽ tự khỏi tương đối nhanh chóng. Các cơn sốt sẽ giảm sau ba đến bốn ngày, và ho sẽ giảm trong vòng một đến hai tuần. Gia đình nên dành sự quan tâm đến trẻ để nhanh chóng phát hiện ra các bất thường trên cơ thể chúng nhanh nhất.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh sốt cúm A
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ để chống lại bệnh sốt cúm A